Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng cô cạn dung dịch hỗn hợp muối sunfat khan thu được có khối lượng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng cô cạn dung dịch hỗn hợp muối sunfat khan thu được có khối lượng là


Đáp án:

nH2O = nH2SO4 = 0,1.0,5 = 0,05 (mol)

Bảo toàn khối lượng: 2,81 + 0,05.98 = m + 0,05.18

m = 6,81 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phản ứng thủy phân của este trong môi trường axit và môi trường bazơ khác nhau ở điểm nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phản ứng thủy phân của este trong môi trường axit và môi trường bazơ khác nhau ở điểm nào?


Đáp án:

- Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch, este vẫn còn, nổi lên trên bề mặt dung dịch.

- Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều, este phản ứng hết.Phản ứng này còn được gọi là phản ứng xà phòng hóa.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Fe3O4 và Fe(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 29,68% theo khối lượng) trong dung dịch HCl dư thấy có 4,61 mol HCl phản ứng. Sau khi các phản ứng xảy ra xong thu được dung dịch Y chỉ chứa 231,575 gam muối clorua và 14,56 lít (đktc) khí Z gồm NO, H2. Z có tỉ khối so với H2 là 69/13. Thêm dung dịch NaOH dư vào Y, sau phản ứng thu được kết tủa G. Nung G trong không khí đến khối lượng không đổi được 102,2 gam chất rắn T. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

 Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Fe3O4 và Fe(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 29,68% theo khối lượng) trong dung dịch HCl dư thấy có 4,61 mol HCl phản ứng. Sau khi các phản ứng xảy ra xong thu được dung dịch Y chỉ chứa 231,575 gam muối clorua và 14,56 lít (đktc) khí Z gồm NO, H2. Z có tỉ khối so với H2 là 69/13. Thêm dung dịch NaOH dư vào Y, sau phản ứng thu được kết tủa G. Nung G trong không khí đến khối lượng không đổi được 102,2 gam chất rắn T. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây? 


Đáp án:

Giải

Ta có: nX = 0,65 mol

MZ = 2.69/13 = 138/13

Dùng phương pháp đường chéo => nNO = 0,2 mol ; nH2 = 0,45 mol

Gọi mX = m gam => mO = 0,2968m => nO = 0,2968m/16 mol

Dung dịch Y chỉ chứa muối clorua nên ta có : nH2O = 0,2968m/16 – 0,2

m+ mHCl = mY + mZ + mH2O

→ m + 36,5.4,61 = 231,575 + 0,65.(138/13) + 18.(0,2968m/16 – 0,2)

→ m + 168,265 = 238,475 + 0,3339m – 3,6

→ 0,6661m = 66,61

→ m = 100 g

→ nH2O = 1,655 mol

==> nO = 0,2968m/16 = (0,2968.100)/ 16 = 1,855 mol

BTNT H : nHCl = 2nH2 + 2nH2O + 4nNH4

→ 4,61 = 2.0,45 + 2.1,655 + 4nNH4

→ nNH4 = 0,1 mol

BTNT N: 2nFe(NO3)2 = nNO + nNH4 = 0,2 + 0,1 = 0,3

→ nFe(NO3)2 = 0,15 mol

Đặt a, b, c là số mol Mg, MgO, Fe3​O4​ trong X

→ nO = b + 4c + 0,15.6 = 1,855

 mX = 24a + 40b + 232c + 180.0,15 = 107,2

 mT = 40(a + b) + 160(3c + 0,15)/2 = 114,2

→ a = 1,3; b = 0,355; c = 0,15

→ %Fe3​O4​ = 32,46%

Xem đáp án và giải thích
Cho biết vị trí của những nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn. Vị trí của kim loại có tính khử mạnh nhất và vị trí của phi kim có tính oxi hóa mạnh nhất. Viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của hai nguyên tố này
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho biết vị trí của những nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn. Vị trí của kim loại có tính khử mạnh nhất và vị trí của phi kim có tính oxi hóa mạnh nhất. Viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của hai nguyên tố này


Đáp án:

* Vị trí những nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn

- Nhóm IA và IIA (trừ H)

- Nhóm III A (trừ Bo)

- Một phần nhóm IVA, VA, VIA

- Các nhóm B

- Họ anta và actini

* Kim loại có tính khử mạnh nhất nằm bên trái, phía dưới của bảng tuần hoàn. Phi kim có tính oxi hóa mạnh nhất nằm phía trên bên phải của bảng tuần hoàn

Kim loại Cs-6s1

Phi kim: F – 2s22p5

Xem đáp án và giải thích
 Hãy trình bày cách pha chế các dung dịch theo yêu cầu sau: 250ml dung dịch có nồng độ 0,1M của những chất sau:    - NaCl;    - KNO3;    - CuSO4.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy trình bày cách pha chế các dung dịch theo yêu cầu sau:

250ml dung dịch có nồng độ 0,1M của những chất sau:

   - NaCl;

   - KNO3;

   - CuSO4.


Đáp án:

  n = CM.V = 0,1.0,25 = 0,025(mol)

   * NaCl: mNaCl = n.M = 0,025.58,5 = 1,4625(g)

   - Cách pha chế:

   + Cân lấy 1,4625g NaCl cho cốc và khuây nhẹ cho đủ 250ml dung dich. Ta được 250ml dung dịch NaCl 0,1M.

   * KNO3: mKNO3 = n.M = 0,025.101 = 2,525(g)

   - Cách pha chế:

   + Cân lấy 2,525g KNO3 cho vào cốc thủy tinh có dung tích 300ml. Đổ từ từ nước cất vào cốc và khuấy đều cho đến khi đủ 250ml dung dịch, ta được 250ml dung dịch KNO3 0,1M.

   * CuSO4: mCuSO4 = 0,025.160=4(g)

   - Cách pha chế: Cân lấy 4g CuSO4 cho vào bình chia độ có dung tích 300ml, đổ từ từ nước cất vào bình và khuấy nhẹ cho đến khi đủ 250ml dung dịch CuSO4 0,1M.

Xem đáp án và giải thích
Tiến hành clo hoá poli (vinyl clorua) thu được một loại polime X dùng để điều chế tơ clorin. Trong X có chứa 66,18% clo theo khối lượng. Vậy, trung bình có bao nhiêu mắt xích PVC phản ứng được với một phân tử clo?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Tiến hành clo hoá poli (vinyl clorua) thu được một loại polime X dùng để điều chế tơ clorin. Trong X có chứa 66,18% clo theo khối lượng. Vậy, trung bình có bao nhiêu mắt xích PVC phản ứng được với một phân tử clo?


Đáp án:

Gọi n là số mắt xích PVC và x là số phân tử Clo

(C2H3Cl)n + xCl2 → C2nH(3n-x)Cl(n+x) + xHCl

Ta có: ([35,5(n + x)].100) : (62,5n - 34,5x) = 66,18%

Quy đồng rồi biến đổi PT trên ta tìm được:

n = 2,16x

Đề bài hỏi là "Hỏi trung bình có bao nhiêu mắt xích PVC kết hợp với 1 phân tử clo”

x = 1 (số phân tử clo)

=> n = 2,16 ≈ 2.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…