Hòa tan hết 13,28 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe vào V lít dung dịch HNO3 0,5M dư thu được 8,064 lít hỗn hợp khí NO và NO2 (sản phảm khử duy nhất, đo ở đktc) có tỉ khối hơi so với H2 là 21 và dung dịch Y. Khối lượng muối khan có trong dung dịch Y và giá trị V là:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hết 13,28 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe vào V lít dung dịch HNO3 0,5M dư thu được 8,064 lít hỗn hợp khí NO và NO2 (sản phảm khử duy nhất, đo ở đktc) có tỉ khối hơi so với H2 là 21 và dung dịch Y. Khối lượng muối khan có trong dung dịch Y và giá trị V là:


Đáp án:

Giải

Gọi số mol của NO: x mol; NO2: y mol

Ta có: x + y = 8,064 : 22,4 = 0,36 mol (1)

30x + 46y = 21.2.0,36 = 15,12 (2)

Từ (1), (2) => x = 0,09 mol, y = 0,27 mol

Gọi số mol của Cu : a mol, Fe: b mol

Ta có : 64a + 56b = 13,28 (*)

BT e : 2a + 3b = 3.0,09 + 0,27 = 0,54 (**)

Từ (*), (**) => a = 0,12 mol ; b = 0,1 mol

=>nCu = nCu(NO3)2 = 0,12 mol ; nFe = nFe(NO3)3 = 0,1 mol

=>m (rắn) = 188.0,12 + 0,1.242 = 46,76 gam

Ta có nHNO3 = 2nCu(NO3)2 + 3nFe(NO3)3 + nNO + nNO2

= 2.0,12 + 3.0,1 + 0,09 + 0,27 = 0,9 mol

=>V = 0,9 : 0,5 = 1,8 lít

KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Áp dụng ĐLBT electron, ta có: necho=nenhận Û  n.nkim loại = 8nNH4NO3 + 10nN2 + 8nN2O + 3nNO + nNO2

Bảo toàn nguyên tố nitơ rút ra:

+ nHNO3 pư = 2nNO2 + 4nNO + 10nN2O + 12nN2 + 10nNH4NO3

+ nNO3- tạo muối =  =

Nếu hỗn hợp ban đầu có thêm oxit kim loại tham gia phản ứng thì: 2H+ +  O trong oxit ---> H2O

=> nHNO3 pư = 2nNO2 + 4nNO + 10nN2O + 12nN2 + 10nNH4NO3 + 2nO trong oxit

m muối = m KLpư + mNO3- + mNH4NO3

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp X gồm 2 ankin có tỷ lệ mol 1 : 3. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư thấy khối lượng bình nước vôi trong tăng 10,96 gam và trong bình có 20 gam kết tủa. Vậy công thức của 2 ankin là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm 2 ankin có tỷ lệ mol 1 : 3. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư thấy khối lượng bình nước vôi trong tăng 10,96 gam và trong bình có 20 gam kết tủa. Vậy công thức của 2 ankin là gì?


Đáp án:

nCO2 = nCaCO3 = 0,2 mol

mbình tăng = mCO2 + mH2O ⇒ mH2O = 10,96 – 0,2.44 = 2,16g

⇒ nH2O = 0,12 mol

nankin = nCO2 – nH2O = 0,08 mol

Gọi 2 ankin CnH2n-2 (0,02 mol); CmH2m-2 (0,06 mol)

nCO2 = 0,02n + 0,06m = 0,2

⇒ n + 3m = 10

⇒ n = 4; m = 2

=> CTCT: C2H2 và C4H6      

Xem đáp án và giải thích
Công thức hóa học của đường là C12H22O11. a) Có bao nhiêu mol nguyên tử C, H, O trong 1,5 mol đường? b) Tính khối lượng mol đường. c) Trong 1 mol đường có bao nhiêu gam các nguyên tố C, H, O.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Công thức hóa học của đường là C12H22O11.

a) Có bao nhiêu mol nguyên tử C, H, O trong 1,5 mol đường?

b) Tính khối lượng mol đường.

c) Trong 1 mol đường có bao nhiêu gam các nguyên tố C, H, O.


Đáp án:

a) Trong 1 mol phân tử C12H22O11 có 12 mol nguyên tử C, 22 mol nguyên tử H, 11 mol nguyên tử O. Do đó trong 1,5 mol phân tử C12H22O11 có số mol các nguyên tử của nguyên tố là:

    nC = (12.1,5)/1 = 8 mol nguyên tử cacbon.

    nH = (22.1,5)/1 = 33 mol nguyên tử H.

    nO = (11.1,5)/1 = 16,5 mol nguyên tử O.

b) Khối lượng mol đường:

    MC12H22O11 =12.MC + 22.MH + 11.MO = 12.12 + 1.22 +16.11= 342 g/mol.

c) Trong 1 mol phân tử C12H22O11 có khối lượng các nguyên tố.

    mC = 12 . 12 = 144g.

    mH = 1 . 22 = 22g.

    mO = 16 . 11 = 176g.

Xem đáp án và giải thích
Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao. a) Tính số gam sắt và oxi cần dùng để điều chế được 2,32g oxi sắt từ? b) Tính số gam kali pemanganat KMnO4 cần dùng để có được lượng oxi dùng cho phản ứng trên, biết rằng khi nung nóng 2 mol KMnO4 thì thu được 1 mol O2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao.

a) Tính số gam sắt và oxi cần dùng để điều chế được 2,32g oxi sắt từ?

b) Tính số gam kali pemanganat KMnO4 cần dùng để có được lượng oxi dùng cho phản ứng trên, biết rằng khi nung nóng 2 mol KMnO4 thì thu được 1 mol O2.


Đáp án:

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

3Fe + 2O2 → Fe3O4.

nFe3O4 = 0,01 mol.

nFe = 3.nFe3O4 = 0,01 .3 = 0,03 mol.

nO2 = 2.nFe3O4 = 0,01 .2 = 0,02 mol.

mFe = 0,03.56 = 1,68g.

mO2 = 0,02.32 = 0,64g.

b) Phương trình phản ứng nhiệt phân KMnO4:

2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

nKMnO4 = 2.nO2 = 0,02.2 = 0,04 mol.

mKMnO4 = 0,04 .158 = 6,32g.

Xem đáp án và giải thích
Nhiệt phân hoàn toàn 25,9 gam muối hidrocacbonat của một kim loại R có hóa trị II không đổi. Khí thoát ra được hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Kim loại R là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhiệt phân hoàn toàn 25,9 gam muối hidrocacbonat của một kim loại R có hóa trị II không đổi. Khí thoát ra được hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Kim loại R là kim loại nào?


Đáp án:

R(HCO3)2 → 2CaCO3

0,1        ←        0,2 (mol)

⇒ R(HCO3)2 = 25,9 : 0,1 = 259 ⇒ R = 137 (Ba)

Xem đáp án và giải thích
Loại thuốc nào sau đây thuộc loại gây nghiện cho con người?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Loại thuốc nào sau đây thuộc loại gây nghiện cho con người?


Đáp án:
  • Câu A. Penixilin, Amoxilin

  • Câu B. Vitamin C, glucozơ.

  • Câu C. Seduxen, moocphin

  • Câu D. Thuốc cảm pamin, Panodol

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…