Hòa tan 3,36 gam hỗn hợp A gồm Cu và CuO bằng dung dịch HNO3 vừa đủ thu được dung dịch B và 0,896 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 có tỉ khối so với H2 là 19. Cho thêm 4,8 gam Cu vào dung dịch B rồi thêm tiếp 50 ml dung dịch H2SO4 1M, sau phản ứng thấy có V lít khí NO (đkc) thoát ra. Tính V?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan 3,36 gam hỗn hợp A gồm Cu và CuO bằng dung dịch HNO3 vừa đủ thu được dung dịch B và 0,896 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 có tỉ khối so với H2 là 19. Cho thêm 4,8 gam Cu vào dung dịch B rồi thêm tiếp 50 ml dung dịch H2SO4 1M, sau phản ứng thấy có V lít khí NO (đkc) thoát ra. Tính V?


Đáp án:

Sử dụng sơ đồ đường chéo tính được nNO = 0,02 mol và nNO2 = 0,02 mol

Bảo toàn electron: 2nCu = 3nNO + nNO2 → nCu = 0,04 mol

→ nCuO = 0,01

→ B chứa Cu(NO3)2 (0,05 mol)

Thêm vào B: nCu = 0,075 mol và nH2SO4 = 0,05 mol

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

0,075   0,1      0,1                     → 0,025

→ V = 0,56 lít

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hợp kim Cu-Al được cấu tạo bằng tinh thể hợp chất hóa học, trong đó có 13,2% Al. Hãy xác định công thức hóa học của hợp chất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp kim Cu-Al được cấu tạo bằng tinh thể hợp chất hóa học, trong đó có 13,2% Al. Hãy xác định công thức hóa học của hợp chất.


Đáp án:

Đặt công chức AlxCuy

=> x:y = 13,2/27 : [100 - 13,2]/64 = 4: 11

Công thức tinh thể Al4Cu11

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan 7g hỗn hợp 3 kim loại Al, Fe, Cu trong dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau khi kết thúc phản ứng, thấy trong bình phản ứng còn 1,5g chất rắn và thu được 4,48 lit H2 (đktc). Tính % về khối lượng mỗi kim loại ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan 7g hỗn hợp 3 kim loại Al, Fe, Cu trong dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau khi kết thúc phản ứng, thấy trong bình phản ứng còn 1,5g chất rắn và thu được 4,48 lít H2 (đktc). Tính % về khối lượng mỗi kim loại ?


Đáp án:

Ta có: nH2 = 0,2 mol

1,5g chất rắn còn lại trong bình là khối lượng Cu vì Cu không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng. 

⇒%mCu = (1,5/7).100% = 21,43%

⇒mFe và Al = mhh – mCu = 7 -1,5 = 5,5g

Đặt:    nAl = x mol 

          nFe = y mol

⇒ Ta có phương trình khối lượng: 27x + 56y = 5,5 (1)

Phương trình phản ứng hóa học:   

2Al  +  3H2SO4  → Al2(SO4)3 + 3H2

x                                              1,5x

Fe + H2SO→ FeSO4  +  H2

y                                        y mol

Ta có: nH2= 1,5x + y = 0,2 (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: 27x + 56y = 5,5 & 1,5x + y = 0,2

⇒%mAl = ((0,1.27)/7).100% = 38,57%

⇒%mFe = 100% – 38,57% – 21,43% = 40%

Xem đáp án và giải thích
Ngâm 1 lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vào vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất mạnh và nhanh. Chất tan trong dung dịch X là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ngâm 1 lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vào vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất mạnh và nhanh. Chất tan trong dung dịch X là gì?


Đáp án:

Khi cho dung dịch FeSO4 vào trong hỗn hợp Zn và HCl thì xảy ra thêm phản ứng

Zn + Fe2+ → Fe + Zn2+

Phản ứng này tạo ra lớp sắt bám trên bề mặt kẽm làm xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa và vì vậy khiến kẽm bị ăn mòn mạnh hơn.

Xem đáp án và giải thích
Để pha chế 100g dung dịch Na2SO4 7% thì khối lượng nước cần lấy là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để pha chế 100g dung dịch Na2SO4 7% thì khối lượng nước cần lấy là bao nhiêu?


Đáp án:

Khối lượng Na2SO4 chứa trong 100 gam dung dịch 7% là:

mct = (100.7)/100 = 7 gam

Khối lượng nước cần lấy là:

mnước = mdung dịch - mchất tan = 100 – 7 = 93 gam

Xem đáp án và giải thích
Viết các phương trình hóa học: a) Điều chế CuSO4 từ Cu. b) Điều chế MgCl2 từ mỗi chất sau: Mg, MgSO4, MgO, MgCO3 (các hóa chất cần thiết coi như có đủ).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết các phương trình hóa học:

a) Điều chế CuSO4 từ Cu.

b) Điều chế MgCl2 từ mỗi chất sau: Mg, MgSO4, MgO, MgCO3 (các hóa chất cần thiết coi như có đủ).


Đáp án:

a) Sơ đồ chuyển hóa: Cu → CuO → CuSO4

PTHH: 2Cu + O2 --t0--> 2CuO

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

Hoặc: Cu + 2H2SO4đặc  --t0--> CuSO4 + SO2 + 2H2O

b) Cho mỗi chất Mg, MgO, MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl, cho MgSO4 tác dụng với BaCl2 ta thu được MgCl2.

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 ↑ + H2O

MgSO4 + BaCl2 → MgCl2 + BaSO4 ↓.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…