Hiện tượng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho bột Al vào dung dịch KOH dư, ta thấy hiện tượng?

Đáp án:
  • Câu A. Sủi bọt khí, bột Al không tan hết và thu được dung dịch không màu.

  • Câu B. Sủi bọt khí, Al không tan hết và dung dịch màu xanh lam.

  • Câu C. Sủi bọt khí, Al tan dần đến hết và thu được dung dịch không màu. Đáp án đúng

  • Câu D. Sủi bọt khí, bột Al tan dần đến hết và thu được dung dịch màu xanh lam.

Giải thích:

Đáp án C. Nhôm tan trong dung dịch KOH dư theo phản ứng: Al + KOH + H2O --> KAlO2 + 3/2H2. (không màu).

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Sau khi tiến hành thí nghiệm nghiên cứu HNO3 tác dụng với Cu, thường có những chất thải nào? Nêu biện pháp xử lí những chất thải này trong phòng thí nghiệm.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sau khi tiến hành thí nghiệm nghiên cứu HNO3 tác dụng với Cu, thường có những chất thải nào? Nêu biện pháp xử lí những chất thải này trong phòng thí nghiệm.


Đáp án:

Sau thí nghiệm Cu tác dụng với HNO3 thường thu được khí NO hoặc NO2, muối Cu(NO3)2 và HNO3 còn dư. Để xử lý chúng: trước khi làm thí nghiệm cân chuẩn bị dung dịch kiềm hoặc nước vôi và bông tâm dung dịch kiềm (nút ống nghiệm bằng bông này để hấp thụ khí sinh ra hoặc cho khí sinh ra vào dung dịch kiềm)

2NO + O2 → 2NO2

2NO2 + 2NaOH → NaNO2 + NaNO3 + H2O

Phần dung dịch trong ống nghiệm cần xử lý bằng nước vôi hoặc dung dịch kiềm

Cu(NO3)2 + 2NaOH → 2NaNO3 + Cu(OH)2 ↓

HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O

Xem đáp án và giải thích
Để phân biệt dung dịch glucozơ và dung dịch fructozơ người ta không thể dùng phản ứng tráng bạc mà dùng nước brom. Hãy giải thích vì sao và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để phân biệt dung dịch glucozơ và dung dịch fructozơ người ta không thể dùng phản ứng tráng bạc mà dùng nước brom. Hãy giải thích vì sao và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.



Đáp án:

Glucozơ có chức anđehit nên có phản ứng tráng bạc.

Fructozơ không có chức anđehit nhưng trong môi trường bazơ, fructozơ chuyển thành glucozơ nên cũng cho phản ứng tráng bạc.

Dung dịch glucozơ làm mất màu nước brom :

C5H11O5CHO + Br2 + H2O → C5H11O5COOH + 2HBr

Fructozơ không làm mất màu nước brom.



Read more: https://sachbaitap.com/bai-29-trang-12-sach-bai-tap-sbt-hoa-hoc-12-c18a3873.html#ixzz7SrM8b8Wa

 

Xem đáp án và giải thích
Chỉ dùng thêm Cu và một muối tuỳ ý hãy nhận biết các hoá chất bị mất nhãn trong các lọ đựng từng chất sau: HCl, HNO3, H2SO4, H3PO4.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chỉ dùng thêm Cu và một muối tuỳ ý hãy nhận biết các hoá chất bị mất nhãn trong các lọ đựng từng chất sau: HCl, HNO3, H2SO4, H3PO4.


Đáp án:

TH1: Nếu H2SO4 đặc:

Thì Cu tác dụng với HNO3, H2SO4 (Nhóm 1)

Không tác dụng HCl, H3PO4 (Nhóm 2)

Ta dùng muối Ba(NO3)2

Cho vào nhóm 1 có kết tủa BaSO4 nhận biết được H2SO4, còn HNO3 không có hiện tượng đặc biệt

Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + NO2 + H2O

Cho vào nhóm 2: có kết tủa Ba3(PO4)2. nhận biết H3PO4.

còn HCl không có hiện tượng gì đặc biệt:

Phương trình: H3PO4 + Ba(NO3)2 → Ba3(PO4)2 + NO2 + H2O

TH2: Nếu H2SO4 loãng:

Nhóm 1: không tác dụng với Cu: HCl, H3PO4, H2SO4

Nhóm 2: HNO3 tác dụng tạo khí → nhận biết được HNO3

Cũng dùng Ba(NO3)2

Cho vào nhóm 1

Có kết tủa Ba3(PO4)2 và BaSO4

Không có hiện tượng đặc biệt là HCl → nhận biết được HCl

Còn hai kết tủa, ta dùngHCl vừa nhận ra cho vào hai kết tủa, kết tủa nào tan là Ba3(PO4)2 → Nhận biết được H3PO4, còn kết tủa nào không tan là BaSO4 → nhận biết được H2SO4

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng'đư dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam chất rắn. Tính phần trăm khối lượng của Zn trong hỗn hợp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng'đư dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam chất rắn. Tính phần trăm khối lượng của Zn trong hỗn hợp.


Đáp án:

Vì CuSO4 dư nên Zn và Fe phản ứng hết. Gọi x, y là số mol Fe và Zn

Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

x          →                       x (mol)

Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu

y →                             y (mol)

Vì khối lượng chất rắn trước và sau phản ứng bằng nhau

⟹ 56x + 65y = 64x + 64y  => y = 8x

⟹ %

 



Xem đáp án và giải thích
Bằng Phương pháp hóa học, hãy phân biệt dung dịch HNO3 và dung dịch H3PO4
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bằng Phương pháp hóa học, hãy phân biệt dung dịch HNO3 và dung dịch H3PO4


Đáp án:

Cách 1. Trung hòa hai axit bằng dung dịch NaOH, sau đó dùng dung dịch AgNO3 nhận biết ion PO43- vì tạo kết tủa màu vàng.

3Ag++PO43- → Ag3PO4

Cách 2. Cho bột Cu tác dụng với từng axit H3PO4 không tác dụng với Cu, chỉ có HNO3 tác dụng với Cu sinh ra khí không màu hóa nâu ngoài không khí hoặc khí màu nâu.

3Cu + 8HNO3loãng→3Cu(NO3)2 +2NO↑+4H2O

Cu + 4HNO3đặc→Cu(NO3)2+2NO2↑+2H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…