Hệ số polime hóa là gì? Có thể xác định chính xác hệ số polime hóa được không? Tính hệ số polime hóa của PE, PVC và xenlulozơ biết rằng phân tử khối trung bình của chúng lần lượt là:420 000, 250 000 và 1 620 000.
Không thể xác định chính xác hệ số polime hóa được vì polime là một hỗn hợp các chất có hệ số polime hóa khác nhau. Do đó chỉ xác định được n trung bình .
Tính hệ số polime hóa của PE, n = 420000/28 = 15000
Tính hệ số polime hóa cảu PVC, n = 250000/62,5 = 4000
Tính hệ số polime hóa của xenlulozo, n = 1620000/162 = 10000
Câu A. 4
Câu B. 3
Câu C. 5
Câu D. 2
Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol este X cần vừa đủ 0,2 mol NaOH thu được 15 gam muối natri của 2 axit cacboxylic và etylen glicol. Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về X:
Câu A. A là este no, không có phản ứng tráng bạc
Câu B. X là este no, hai chức
Câu C. X có CTPT là C5H8O4
Câu D. X tham gia phản ứng tráng bạc
Từ 180 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hoá 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hoà hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Tính hiệu suất quá trình lên men giấm?
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
nC6H12O6 = 180:180 = 1 mol
⇒ nC2H5OH = 2.1.80% = 1,6 mol
⇒ Có 0,16 mol C2H5OH tham gia phản ứng lên men giấm
C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
nCH3COOH = nNaOH = 0,2.0,72 = 0,144 mol = nC2H5OH pư
%H = (0,144.100) : 0,16 = 90%
Chỉ dùng thêm một hoá chất, nêu cách phân biệt các oxit: K2O, Al2O3, CaO, MgO.
Trích mẫu thử và đánh số thứ tự
Cho nước vào từng ống nghiệm đã đựng sẵn mẫu thử
Mẫu thử nào tan trong nước là K2O và CaO
K2O + H2O → 2KOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
Mẫu thử không tan là Al2O3 và MgO
Sục khí CO2 vào mẫu thử đã tan trong nước, mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng là CaCO3, chất ban đầu là CaO
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Mẫu thử không có kết tủa => chất ban đầu là K2O
Cho NaOH dư vào 2 chất rắn không tan trong nước
Chất nào tan ra => chất rắn ban đầu là Al2O3
Al2O3 + 2NaOH + H2O → 2NaAlO2 + H2
Chất rắn còn lại không tan là MgO
Cho 3,1 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm ở hai chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với nước thu được 1,12 lít khí H2 (đktc).
a) Xác định tên hai kim loại kiềm và tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b) Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng để trung hòa dung dịch kiềm trên và khối lượng muối clorua thu được.
a) Đặt công thức chung cho 2 kim loại kiềm là M
M + H2O -> MOH + 0,5H2
nM = 2nH2 = [2.1,12]/22,4 = 0,1 mol
=> MM = 3,1/0,1 = 31 g/mol
Vậy hai kim loại kiềm liên tiếp là Na(23) và K(39)
Theo sơ đồ đường chéo:
Na 23 8
31
K 39 8
nNa = nK = 0,1/2 = 0,05 mol
%mNa = [0,05.23]/3,1 . 100% = 37,1%
⇒ %mK = 100 – 37,1 = 62,9%
b) Phản ứng trung hòa
MOH + HCl → MCl + H2O
nHCl = nMOH = 0,1 mol
⇒ VHCl 2M = 0,1/2 = 0,05 lít = 50 ml
Khối lượng muối: mMCl = 0,1.(M + 35,5) = 6,65 gam
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.