Hãy tính toán và pha chế các dung dịch sau: 1) 50g dung dịch đường có nồng độ 15%. 2) 100ml dung dịch natri clorua có nồng độ 0,2M. 3) 50g dung dịch đường 5% từ dung dịch đường có nồng độ 15% trở nên. 4) 50m dung dịch natri clorua có nồng độ 0,1M từ dung dịch natri clorua có nồng độ 0,2M ở trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy tính toán và pha chế các dung dịch sau:

1) 50g dung dịch đường có nồng độ 15%.

2) 100ml dung dịch natri clorua có nồng độ 0,2M.

3) 50g dung dịch đường 5% từ dung dịch đường có nồng độ 15% trở nên.

4) 50m dung dịch natri clorua có nồng độ 0,1M từ dung dịch natri clorua có nồng độ 0,2M ở trên.


Đáp án:

1) Thực hành 1

Phần tính toán

Khối lượng chất tan (đường) cần dùng là: mct = 7,5g

Khối lượng nước cần dùng là: 50 - 7,5 = 42,5(g).

Phần thực hành:

Cần 7,5g đường khan cho vào cốc có dung tích 100ml, khuấy đều với 42,5g nước, được 50g dung dịch đường 15%.

2) Thực hành 2

Phần tính toán

Số mol NaCl cần dùng là: nNaCl = 0,02 mol

Có khối lượng là: 58,5 x 0,02 = 1,17(g).

Phần thực hành:

Cho 1,17g NaCl khan cho vào cốc chia độ. Rót từ từ nước vào cốc và khuấy đều đến cho vạch 100ml, được 100ml dung dịch NaCl 0,2M.

3) Thực hành 3

Phần tính toán

Khối lượng chất tan(đường) có trong 50g dung dịch đường 5% là: mct = 2,5g

Khối lượng dung dịch đường 15% có chứa 2,5g đường là: mdd = 16,7g

Khối lượng nước cần dùng là: 50 - 16,7 = 33,3(g).

Phần thực hành:

Cần 16,7g dung dịch đường 15% cho vào cốc có dung tích 100ml.Thêm 33,3g nước (hoặc 33,3ml) vào cốc, khuấy đều, được 50g dung dịch đường 5%.

4) Thực hành 4

Phần tính toán

Số mol chất tan (NaCl) có trong 50ml dung dịch 0,1M cần pha chế là: nNaCl = 0,005 mol

Thể tích dung dịch NaCl 0,2M trong đó có chứa 0,005mol NaCl là: Vdd = 25ml

Phần thực hành:

Đong 25ml dung dịch NaCl 0,2M cho vào cốc chia độ. Rót từ từ nước vào cốc đến vạch 50ml. Khuấy đều, được 50ml dung dịch NaCl 0,1M.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đổ đầy nước vào hộp cat-tông ( hộp đựng nước uống Vinamilk) kín, đun hộp đó trên bếp lửa, hộp cát-tông không cháy mà nước lại sôi. a) Ở nhiệt độ nào thì nước sôi? b) Trong thời gian nước sôi nhiệt độ có thay đổi không? c) Vỏ cac-tông cháy ở nhiệt độ trên hay dưới 100oC. Tại sao? d) Điều gì xảy ra nếu trong hộp không chứa nước?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đổ đầy nước vào hộp cat-tông ( hộp đựng nước uống Vinamilk) kín, đun hộp đó trên bếp lửa, hộp cát-tông không cháy mà nước lại sôi.

   a) Ở nhiệt độ nào thì nước sôi?

   b) Trong thời gian nước sôi nhiệt độ có thay đổi không?

   c) Vỏ cac-tông cháy ở nhiệt độ trên hay dưới 100oC. Tại sao?

   d) Điều gì xảy ra nếu trong hộp không chứa nước?


Đáp án:

  a) Ở 100oC thì nước sôi.

   b) Trong thời gian sôi, nhiệt độ của nước không đổi.

   c) Vỏ cát-tông cháy ở nhiệt độ trên 100ºC, khi chứa đầy nước vỏ hộp cac-tông không cháy trên bếp lửa, khi hết nước hộp cac-tông sẽ cháy.

   d) Nếu trong hộp cat-tông hết nước thì vỏ hộp sẽ cháy khi đun hộp trên bếp lửa.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 2,96 gam hỗn hợp X gồm Fe, Zn, Al bằng dung dịch HCl dư, thu được 1,568 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, cho 2,96 gam X phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 dư, thu được 8,64 gam muối. Khối lượng Al trong 2,96 gam X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 2,96 gam hỗn hợp X gồm Fe, Zn, Al bằng dung dịch HCl dư, thu được 1,568 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, cho 2,96 gam X phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 dư, thu được 8,64 gam muối. Khối lượng Al trong 2,96 gam X là


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu phương pháp hoá học để nhận biết ba kim loại : sắt, nhôm và đồng. Viết các phương trình hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu phương pháp hoá học để nhận biết ba kim loại : sắt, nhôm và đồng. Viết các phương trình hoá học.


Đáp án:

 Dùng dung dịch kiềm (thí dụ NaOH) :

- Cho 3 kim loại tác dụng với dung dịch NaOH, kim loại nào tác dụng với NaOH cho khí H2 bay ra là Al.

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

- Cho 2 kim loại còn lại tác dụng với dung dịch HCl, kim loại nào cho khí H2 bay ra là Fe, còn Cu không phản ứng.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan 1,44 gam một kim loại hóa trị II trong 150ml dung dịch H2SO4 0,5M. Muốn trung hòa axit dư trong dung dịch thu được, phải dùng hết 30ml dung dịch NaOH 1M. Xác định kim loại đó?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan 1,44 gam một kim loại hóa trị II trong 150ml dung dịch H2SO4 0,5M. Muốn trung hòa axit dư trong dung dịch thu được, phải dùng hết 30ml dung dịch NaOH 1M. Xác định kim loại đó?


Đáp án:

Gọi kim loại cần tìm là R.

Các phương trình hóa học

R + H2SO4 → RSO4 +H2 (1)

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O (2)

Số mol H2SO4 là nH2SO4 = 0,15.0,5 = 0,075 (mol);

Số mol NaOH là nNaOH = 0,03.1 = 0,03 (mol)

Số mol H2SO4 phản ứng (1) là:

nH2SO4 (1) = nH2SO4 - nH2SO4 (2) = 0,075 - 0,03/2 = 0,06 (mol)

Từ (1) => nR = nH2SO4 (1) = 0,06 mol => MR = mR/nR = 1,44/0,06 = 24 (g/mol)

Vậy R là Mg.

Xem đáp án và giải thích
Để khử hoàn toàn 20 gam bột Fe2O3 bằng bột Al (ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có không khí) thì khối lượng bột Al cần dùng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để khử hoàn toàn 20 gam bột Fe2O3 bằng bột Al (ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có không khí) thì khối lượng bột Al cần dùng là


Đáp án:

Ta có: nAl = 2nFe2O3 = 0,125 mol

=> nAl = 0,25 mol

=> mAl = 6,75g

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…