Hãy phát biểu định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học và lấy các ví dụ về cấu hình electron nguyên tử, tính chất của các đơn chất và tính chất của các hợp chất để minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy phát biểu định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học và lấy các ví dụ về cấu hình electron nguyên tử, tính chất của các đơn chất và tính chất của các hợp chất để minh họa.


Đáp án:

Nội dung định luật: “Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử".

Ví dụ:

Xét chu kì 3:

Na ( Z = 11) : ls22s22p63s1

Mg ( Z = 12) : ls22s22p63s2

Al ( Z = 13) : ls22s22p63s23p1

Si ( Z = 14) : ls22s22p63s23p2

P ( Z = 15) : ls22s22p63s23p3

S ( Z = 16) : ls22s22p63s23p4

Cl ( Z = 15) : ls22s22p63s23p5

- Sự biến đổi tính chất từ Na đến Cl:

   + Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần

   + Tính bazo của các oxit giảm dần, đồng thời tính axit tăng dần

   + Tính bazo của các hidroxit giảm dần, đồng thời tính axit tăng dần.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài toán về amin tác dụng với axit
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp của nhau (được trộn theo tỉ lệ mol 1 : 10 : 5 và thứ tự phân tử khối tăng dần) tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Công thức phân tử của ba amin là :


Đáp án:
  • Câu A. C2H7N, C3H9N, C4H11N

  • Câu B. C3H7N, C4H9N, C5H11N

  • Câu C. CH5N, C2H7N, C3H9N

  • Câu D. C3H8N, C4H11N, C5H13N

Xem đáp án và giải thích
Vì sao phản ứng cháy của các chất trong bình chứa oxi lại mãnh liệt hơn trong không khí?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao  phản ứng cháy của các chất trong bình chứa oxi lại mãnh liệt hơn trong không khí?


Đáp án:

Phản ứng cháy của các chất trong bình chứa oxi mãnh liệt hơn trong không khí là vì ở trong khí oxi, bề mặt tiếp xúc của chất cháy với oxi lớn hơn nhiều lần trong không khí.

Xem đáp án và giải thích
Cho một hỗn hợp X gồm phenyl axetat, benzyl fomiat, etyl benzoat, glixeryl triaxetat tác dụng với dung dịch NaOH 1M thấy hết tối đa 450ml, sau phản ứng hoàn toàn thu được 12,74 gam hỗn hợp ancol Y và dung dịch chứa 40,18 gam muối Z. Cho toàn bộ Y tác dụng với Na dư thu được 3,92 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của phenyl axetat trong X là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một hỗn hợp X gồm phenyl axetat, benzyl fomiat, etyl benzoat, glixeryl triaxetat tác dụng với dung dịch NaOH 1M thấy hết tối đa 450ml, sau phản ứng hoàn toàn thu được 12,74 gam hỗn hợp ancol Y và dung dịch chứa 40,18 gam muối Z. Cho toàn bộ Y tác dụng với Na dư thu được 3,92 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của phenyl axetat trong X là


Đáp án:

nNaOH = 0,45 mol

nH2 = 0,175 mol => nOH (ancol) = 2nH2 = 0,35 mol

nNaOH phản ứng với este phenol = 0,45 - 0,35 = 0,1 mol

nH2O = nCH3COOC6H5 = 0,05 mol

Bảo toàn khối lượng:

mX + mNaOH = mY + mZ + mH2O => mX = 35,82 gam

=> %CH3COOC6H5 = 18,98%

Xem đáp án và giải thích
Khi 1,00 g metan cháy tỏa ra 55,6 kJ. Cần đốt bao nhêu lít khí metan (đktc) để lượng nhiệt sinh ra đủ đun 1,00 lít nước (D = 1,00 g/cm3) từ 25,0oC lên 100,0oC. Biết rằng muốn nâng 1,00g nước lên 1,0oC cần tiêu tốn 4,18J và giả sử nhiệt sinh ra chỉ dùng để làm tăng nhiệt độ của nước.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi 1,00 g metan cháy tỏa ra 55,6 kJ. Cần đốt bao nhêu lít khí metan (đktc) để lượng nhiệt sinh ra đủ đun 1,00 lít nước (D = 1,00 g/cm3) từ 25,0oC lên 100,0oC. Biết rằng muốn nâng 1,00g nước lên 1,0oC cần tiêu tốn 4,18J và giả sử nhiệt sinh ra chỉ dùng để làm tăng nhiệt độ của nước.


Đáp án:

Khối lượng của 1,00 lít nước là:

m = D.V = 1,00.1000 = 1000g

Nhiệt lượng mà 1000 gam nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 25oC đến 100oC là:

Q = 1000.4,18(100 - 25) = 313500(J) = 313,5 KJ

Đó là nhiệt lượng mà khí metan khi đốt cháy cần phải toả ra.

Khối lượng metan cần phải đốt cháy là:

m = 313,5/55,6 = 3135/556

Số mol metan cần phải đốt cháy là:

n = m/M = 3135/[556.16] =3135/8896 mol

Vậy thể tích khí metan (đktc) cần phải đốt cháy là:

V = n.22,4 = 7,89 lít.

Xem đáp án và giải thích
Cho phenol tác dụng với hidro có xúc tác Ni và đun nóng thì thu được xiclohexanol. Viết phương trình hóa học của phản ứng và đề nghị phương pháp tách lấy xiclohexanol và thu hồi phenol còn dư (dựa vào tính chất vật lí và hóa học).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho phenol tác dụng với hidro có xúc tác Ni và đun nóng thì thu được xiclohexanol. Viết phương trình hóa học của phản ứng và đề nghị phương pháp tách lấy xiclohexanol và thu hồi phenol còn dư (dựa vào tính chất vật lí và hóa học).


Đáp án:

- C6H5OH + 3H2→C6H11OH

- Cho hỗn hợp C6H5OH và C6H11OH tác dụng với dung dịch NaOH đặc. Phenol tác dụng tạo muối, tác lớp chìm xuống dưới, C6H11OH không phản ứng nổi lên trên. Chiết thu được C6H11OH và C6H5ONa. Thổi khí CO2 vào dung dịch C6H5ONa. Phenol tách lớp nổi lên trên, chiết thu được phenol.

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

C6H5ONa + CO2+H2O → C6H5OH + NaHCO3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…