Cho 1 mol triglixerit X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1 mol glixerol, 1 mol natri panmitat, 1 mol natri oleat và 1 mol natri linoleat. Có các phát biểu sau: (a) Phân tử X có 6 liên kết π. (b) Có 6 đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất X. (c) X có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp hơn tristearin. (d) 1 mol X có thể cộng tối đa 3 mol H2 (Ni, to). Số phát biểu đúng là
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 1 mol triglixerit X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1 mol glixerol, 1 mol natri panmitat, 1 mol natri oleat và 1 mol natri linoleat. Có các phát biểu sau:

(a) Phân tử X có 6 liên kết π.

(b) Có 6 đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất X.

(c) X có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp hơn tristearin.

(d) 1 mol X có thể cộng tối đa 3 mol H2 (Ni, to).

Số phát biểu đúng là


Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 1

  • Câu C. 2

  • Câu D. 3 Đáp án đúng

Giải thích:

Natri panmitat: C15H31COONa; natri oleat: C17H33COONa; natri linoleat: C17H31COONa.

→ X được tạo bởi 3 axit C15H31COOH; C17H33COOH; C17H31COOH.

→ các mệnh đề đúng: a, c, d. (X có 4 đồng phân thỏa mãn).

→ Đáp án D

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thí nghiệm tạo ra sản phẩm khí gây ô nhiễm môi trường
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Ta tiến hành các thí nghiệm sau: MnO2 tác dụng với dung dịch HCl (1). Nhiệt phân KClO3 (2). Nung hỗn hợp: CH3COONa + NaOH/CaO (3). Nhiệt phân NaNO3(4). Các thí nghiệm tạo ra sản phẩm khí gây ô nhiễm môi trường là:

Đáp án:
  • Câu A. (1) và (3).

  • Câu B. (1) và (2).

  • Câu C. (2) và (3).

  • Câu D. (1) và (4).

Xem đáp án và giải thích
Trình bày phương pháp hóa học phân biệt hai khí không màu propan và xiclopropan đựng trong các bình riêng biệt.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hóa học phân biệt hai khí không màu propan và xiclopropan đựng trong các bình riêng biệt.


Đáp án:

Cho hai khí không màu đó tác dụng với dung dịch nước brom, khí nào dung dịch nước brom nhạt màu thì đó là xiclopropan, khí nào không làm dung dịch nước brom nhạt màu thì đó là propan.

Xem đáp án và giải thích
Cho sơ đồ của các phản ứng sau: a) K + O2 → K2O b) Al + O2 → Al2O3 Lập phương trình hóa học của phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho sơ đồ của các phản ứng sau:

a) K + O2 → K2O

b) Al + O2 → Al2O3

Lập phương trình hóa học của phản ứng.


Đáp án:

a) Đặt hệ số 2 trước K2O, được:

K + O2 → 2K2O

Bên trái cần thêm 4 vào K.

Vậy phương trình hóa học là:

4K + O2 → 2K2O.

b) Đặt hệ số 2 trước Al2O3, được:

Al + O2 → 2Al2O3

Bên trái cần thêm 4 vào Al, 3 vào O2.

Vậy phương trình hóa học là:

4Al + 3O2 → 2Al2O3.

Xem đáp án và giải thích
Chất tác dụng NaOH loãng, đun nóng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong số các chất: phenylamoni clorua, natri phenolat, ancol etylic, phenyl benzoat, tơ nilon-6, ancol benzylic, alanin, tripeptit Gly-Gly-Val, m-crezol, phenol, anilin, triolein, cumen. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH loãng, đun nóng là:


Đáp án:
  • Câu A. 10

  • Câu B. 7

  • Câu C. 8

  • Câu D. 9

Xem đáp án và giải thích
Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng sau và gọi tên sản phẩm tạo thành: a) CH3CHBrCH2CH3với dung dịch NaOH/H2O, đun nóng b) CH3CHBrCH2CH3với dung dịch KOH/ancol, đun nóng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng sau và gọi tên sản phẩm tạo thành:

a) CH3CHBrCH2CH3với dung dịch NaOH/H2O, đun nóng

b) CH3CHBrCH2CH3với dung dịch KOH/ancol, đun nóng.


Đáp án:

a) CH3-CHBr-CH2-CH3 + NaOH → CH3-CH(OH)-CH2-CH3 + NaBr

b) CH3-CHBr-CH2-CH3 + KOH → CH2=CH-CH2-CH3 + KBr + H2O

CH3CHBr-CH2-CH3 + KOH → CH3-CH=CH-CH3 + KBr + H2O

(sản phẩm chính)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…