Hãy phân biệt các chất trong nhóm sau:
a) Etyl axetat, fomalin, axit axetic, etanol.
b) Các dung dịch: axeanđehit, glixerol, axit acrrylic và axit axetic.
a) - Dùng quỳ tím:
Nhận biết được CH3COOH vì làm quỳ tím hóa đỏ.
- Dùng AgNO3/NH4 (phản ứng tráng gương):
Nhận biết fomalin vì tạo kết tủa Ag.
HCHO + 4[Ag(NH3)2](OH) → (NH4)2CO3 + 4Ag + 6NH3 + 2H2O
- Dùng Na:
Nhận biết được C2H5OH vì sủi bọt khí H2, mẫu còn lại là etyl axetat.
2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2
b) Dùng quỳ tím nhận được hai nhóm chất sau:
+ Nhóm làm quỳ tím hóa đỏ là CH2=CHCOOH và CH3COOH (nhóm I)
+ Nhóm không đổi màu quỳ tím CH3CHO và C3H8O3 (nhóm II)
- Nhóm I. Dùng dung dịch Br2 nhận biết được CH2=CHCOOH vì chất làm mất màu dung dịch Br2. Mẫu còn lại là CH3COOH.
CH2=CHCOOH + Br2 → CH2Br-CHBrCOOH
- Nhóm II. Dùng phản ứng tráng gương nhận biết được CH3CHO vì tạo ra kết tủa Ag. Mẫu còn lại là C3H8O3.
CH3CHO + 2[Ag(NH3)2](OH) → CH3COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm anđehit malonic, anđehit acrylic và một este đơn chức Y cần 0,72 mol O2, thu được 0,66 mol CO2 và 0,44 mol H2O. Nếu cho m g hỗn hợp X trên tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,06 mol NaOH thì thu được dung dịch Z. Cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, tính khối lượng Ag tối đa thu được
Anđehit malonic: OHC-CH2-CHO(C3H4O2) :a mol
Andehit acrylic: CH2 = CH-CHO(C3H4O) : b mol
Y cũng có tỉ lệ nC : nH = 3:4
Y là C3nH4nO2 : 0,06 mol
Bảo toàn nguyên tố O: 2a + b + 0,06 .2 + 0,72 .2 = 0,66.2 + 0,44
=> 2a +b =0,2
nCO2 = 3a + 3b + 0,06.3n = 0.66
a+ b + 0,06.n =0,22
Suy ra n= 1l a =0,04; b =0,12
Y là este có CTPT C3H4O2 => CTCT là H-COO-CH=CH2
HCOOCH=CH2 + NaOH → HCOONa + CH3-CHO
nAg = 4nOHC-CH2-CHO + 2nCH2=CH-CHO + 2nH-COONa + 2nCH3-CHO
=4a +2b + 0,06 .2 + 0,06 .2 = 0,64 mol
mAg = 69,12g
Thí nghiệm 1: Tính chất của benzen
- Tiến hành TN:
+ Lấy 3 ống nghiệm, mỗi ống chứa 2ml nước brom
+ Cho vào ống thứ nhất 5 giọt benzen
+ Cho vào ống thứ hai 5 giọt dầu thông
+ Cho vào ống thứ ba 5 giọt hexan
- Hiện tượng, giải thích:
+ Ống 1: Dung dịch tách lớp: Lớp chất lỏng phía trên là dung dịch brom trong benzen có mày vàng, lớp dưới là nước không màu.
Do benzen không phản ứng với nước brom nhưng hòa tan brom tốt hơn nước.
+ Ống 2: Dung dịch brom bị mất màu da cam
Dầu thông là Tecpen (C10H16). Brom cộng vào nối đôi của tecpen tạo dẫn xuất đihalogen không màu.
+ Ống 3: Dung dịch tách lớp và không đổi màu.
Do hexan không tác dụng với nước brom.
Thí nghiệm 2: Tính chất của toluen
- Tiến hành TN:
+ Cho vào ống nghiệm A: mẩu I2, ống nghiệm B: 2ml dd KMnO4 loãng, ống nghiệm C: 2 ml nước brom
+ Cho vào mỗi ống nghiệm 0,5 ml toluen
- Hiện tượng, giải thích:
+ Ống A: Khi nhỏ toluen vào ống nghiệm chứa I2, lắc kĩ, để yên thấy dung dịch có màu tím nâu.
Do I2 đã tan trong toluen.
+ Ống B: Dung dịch tách lớp: Lớp toluen không màu nổi lên trên, lớp KMnO4 màu tím ở phía dưới.
Do toluen không phản ứng với dd KMnO4 ở nhiệt độ thường.
+ Ống C: Dung dịch phân lớp: Toluen hòa tan trong brom tạo thành lớp chất lỏng màu vàng nhạt nổi phía trên. Dung dịch nước brom ở phía dưới bị nhạt màu.
Viết công thức hóa học của bazơ tương ứng với các oxit sau đây:
Na2O, Li2O, FeO, BaO, CuO, Al2O3.
Công thức hóa học của các bazơ tương ứng với các oxit là:
NaOH tương ứng với Na2O.
LiOH tương ứng với Li2O.
Cu(OH)2 tương ứng với CuO.
Fe(OH)2 tương ứng với FeO.
Ba(OH)2 tương ứng với BaO.
Al(OH)3 tương ứng với Al2O3.
Câu A. Ag+
Câu B. Cu2+
Câu C. Fe2+
Câu D. K+
Câu A. H2, Pt, F2.
Câu B. Zn, O2, F2.
Câu C. Hg, O2, HCl.
Câu D. Na, Br2, H2SO4 loãng.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.