Hãy giải thích:
a. Khi điện phân KCl nóng chảy và khi điện phân dung dịch KCl thì sản phẩm thu được là khác nhau.
b. Khi điện phân dung dịch KNO3, dung dịch H2SO4 thì sản phẩm thu được là giống nhau.
a, *Điện phân KCl nóng chảy
Catot(-) ← KCl nóng chảy → Anot(+)
K+ Cl-
K+ + e → K
2Cl- → Cl2 + 2e
Phương trình điện phân
2KCl đpnc → 2K + Cl2
* Điện phân dung dịch KCl
Catot(-) ← KCl dung dịch → Anot(+)
K+, H2O Cl-, H2O
2H2O +2e → H2 + 2OH-(dd)
2Cl- → Cl2 + 2e
Phương trình điện phân
2KCl + 2H2O đpdd→ 2KOH + H2 + Cl2
Sự khác nhau về sản phẩm điện phân KCl nóng chảy và dung dịch KCl trong nước là quá trình khử ion K+ và khử H2O tương ứng.
b. * Điện phân dung dịch KNO3
Catot(-) ← KNO3 dung dịch → Anot(+)
K+, H2O NO-3, H2O
2H2O +2e → H2 + 2OH-(dd)
2H2O → O2 + 4H+ + 4e
Phương trình điện phân
*Điện phân dung dịch H2SO4
Catot(-) ← KCl dung dịch → Anot(+)
H+, H2O SO42-, H2O
2H+ + 2e → H2
2H2O → O2 + 4H+ + 4e
Phương trình điện phân
2H2O đpdd→ 2H2 + O2
Sự giống nhau về sản phẩm điện phân KNO3 và dung dịch H2SO4 trong nước là vì thực chất đều là phản ứng điện phân nước
Hỗn hợp X gồm các kim loại Mg, Al, Zn. Lấy m gam hỗn hợp X tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí (đktc). Cũng lấy m gam X tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và (m+a) gam muối. Tìm V và a?
nH2 = 0,3
2H+ + 2e → H2 ⇒ ne cho = 2nH2 = 0,6 mol
⇒ nSO2 = 1/2. ne cho = 0,3 mol ⇒ V = 6,72 l
Bảo toàn điện tích: 2nMg + 3nAl + 2nZn = 2nSO42-trong muối
⇒ nSO42-trong muối = 1/2. ne cho = 0,3 mol
a = mSO42-trong muối = 28,8g
Trong bảng tuần hoàn, nhóm A nào gồm tất cả các nguyên tố là kim loại? Nhóm nào gồm hầu hết các nguyên tố phi kim?Nhóm nào gồm các nguyên tố khí hiếm? Đặc điếm số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử trong các nhóm trên.
- Nhóm A gồm các nguyên tố là kim loại: Nhóm IA có 1 electron lớp ngoài cùng (trừ H). Nhóm IIA có 2e lớp ngoài cùng
- Nhóm A gồm hầu hết các nguyên tố là phi kim: Nhóm VIIA có 7 electron ở lớp ngoài cùng. Nhóm VIA có 6e lớp ngoài cùng ( Trừ Po)
- Nhóm gồm các khí hiếm: Nhóm VIIIA có 8 electron ở lớp ngoài cùng.
Hoà tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp X (Fe, Fe2O3) trong dung dịch HNO3 vừa đủ được 1,12 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với NaOH dư được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Xác định giá trị của m.
Vì chỉ có Fe phản ứng sinh ra khí NO, sử dụng phương trình cho - nhận e
⟹ nFe =nNO =0,05-mol.
m Fe ban đầu =0,05.56 = 2,8(gam) ⟹ m Fe2O3 sau = 160.0,025 = 4(gam)
ban đầu = 10 - 2,8 = 7,2 (gam)
Vậy m = 4 + 7,2 =11,2 (gam).
Tính thành phần phần trăm khối lượng của nguyên tố Na có trong Na3SO4
MNa2SO4 = 23.2 +32.1 +16.4 = 142 g/mol
Trong 1 mol Na2SO4 có: 2 mol nguyên tử Na
%mNa = 32,39%
Cho sơ đồ chuyển hóa sau : (1) C4H6O2 (M) + NaOH ® (to) (A)+ (B) (2) (B) + AgNO3 + NH3 +H2O ® (to) (F)↓ + Ag + NH4NO3 (3) (F) + NaOH ® (to) (A)↑ + NH3 + H2O. M là chất
Câu A. HCOO(CH2)=CH2
Câu B. CH3COOCH=CH2
Câu C. HCOOCH=CHCH3
Câu D. CH2=CHCOOCH3
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.