Hãy điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: “liên kết đôi C=O gồm …(1)… và …(2)…C và O đề ở trạng thái …(3)…, O có …(4)…, lớn hơn nên hút ,…(5)… về phía mình làm cho …(6)… trở thành …(7)…:O mang điện tích …(8)…, C mang điện tích ,…(9)…” A. liên kết B. electron C. liên kết σ D. phân cực E. liên kết π G. δ+ H. độ âm điện I. δ K. lai hóa Sp2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: “liên kết đôi C=O gồm …(1)… và …(2)…C và O đề ở trạng thái …(3)…, O có …(4)…, lớn hơn nên hút ,…(5)… về phía mình làm cho …(6)… trở thành …(7)…:O mang điện tích …(8)…, C mang điện tích ,…(9)…”

A. liên kết

B. electron

C. liên kết σ

D. phân cực

E. liên kết π

G. δ+

H. độ âm điện

I. δ

K. lai hóa Sp2


Đáp án:

Liên kết C=O gồm liên kết σ và liên kết π. C và O đều ở trạng thái lai hóa sp2, O có độ âm điện lớn hơn nêu hút electron về phía mình làm cho liên kết C=O trở nên phân cực, O mang điện tích δ- còn C mang điện tích δ+.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Người ta dùng 1 tấn khoai chứa 75% bột và bột này có chứa 20% nước để làm rượu. khối lượng riêng của rượu là 0,8 g/ml. Tính thể tích rượu 95o điều chế được.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Người ta dùng 1 tấn khoai chứa 75% bột và bột này có chứa 20% nước để làm rượu. khối lượng riêng của rượu là 0,8 g/ml. Tính thể tích rượu 95o điều chế được.


Đáp án:

 Khối lượng rượu nguyên chất: 0,74 .104 . 46 = 34,04.104 (mol)

    Thể tích rượu nguyên chất: 42,55 . 104 (ml)

    Thể tích rượu 95o là: 44,8 . 104 (ml) = 448 (lít)

Xem đáp án và giải thích
Trình bày phương pháp hoá học phân biệt 3 chất lỏng sau: toluen, benzen, stiren. Viết phương trình hoá học của các phản ứng hoá học đã dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hoá học phân biệt 3 chất lỏng sau: toluen, benzen, stiren. Viết phương trình hoá học của các phản ứng hoá học đã dùng.


Đáp án:

- Cho 3 chất lỏng tác dụng với dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường, chất nào làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường là stiren.

- Với 2 hỗn hợp phản ứng còn lại ta đem đun nóng, chất nào làm mất màu dung dịch KMnO4 (nóng) thì là toluen, còn lại là benzen.

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Nung 81,95gam hỗn hợp KCl, KNO3, và KClO3 (xúc tác thích hợp) đến khi khối lượng không đổi. Sản phẩm khí sinh ra tác dụng với hiđro, thu được 14,4 gam H2O. Sản phẩm rắn sinh ra được hòa tan trong nước rồi xử lí dung dịch này bằng dung dịch AgNO3, sinh ra 100,45gam AgCl kết tủa. a) Viết các phương trình hóa học. b) Xác định khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Nung 81,95gam hỗn hợp KCl, KNO3, và KClO3 (xúc tác thích hợp) đến khi khối lượng không đổi. Sản phẩm khí sinh ra tác dụng với hiđro, thu được 14,4 gam H2O. Sản phẩm rắn sinh ra được hòa tan trong nước rồi xử lí dung dịch này bằng dung dịch AgNO3, sinh ra 100,45gam AgCl kết tủa.

a) Viết các phương trình hóa học.

b) Xác định khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu


Đáp án:

a)

2KClO3        ---t0---> 2KCl  + 3O2    (1)

x                                   x            1,5x

2KNO3        --t0-->  2KNO2    + O2  (2)

y                               y                 0,5y

2H2   + O2    --> 2H2O  (3)

              0,4            0,8

KCl        +     AgNO3     ----> AgCl     + KNO3 (4)

0,7                                           0,7

b) Số mol H2O 0,8 mol; số mol AgCl 0,7 mol

Đặt số mol KClO3, KNO3 và KCl lần lượt là x mol, y mol và z mol

=>122,5x + 101y + 74,5z = 81,95 (*)

Từ (1), (2) và (3) => 1,5x + 0,5 y = 0,4 (**)

Từ (4) => nKCl = 0,7 = x + z (***)

Giải hệ (*), (**) và (***) ta được x = y = 0,2; z = 0,5

mKClO3 = 24,5g

mKNO3 = 20,2g

mKCl = 37,25 g

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Hãy chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp điền vào những chỗ có dấu hỏi trong các phương trình hóa học sau ( chép vào vở bài tập). a) CO2 + Ca(OH) 2 → CaCO3 + ? b) ? + ?AgNO3 → Al(NO3) 3 + 3Ag c) ?HCl + CaCO3 → CaCl2 + H2O + ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp điền vào những chỗ có dấu hỏi trong các phương trình hóa học sau ( chép vào vở bài tập).

   a) CO2 + Ca(OH) 2 → CaCO3 + ?

   b) ? + ?AgNO3 → Al(NO33 + 3Ag

   c) ?HCl + CaCO3 → CaCl2 + H2O + ?


Đáp án:

  a) CO2 + Ca(OH) 2 → CaCO3 + H2O

   b) Al + 3AgNO3 → Al(NO33 + 3Ag

   c) 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + H2O + CO2

Xem đáp án và giải thích
Phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử


Đáp án:

Dùng quì tím: chỉ nhận biết được dung dịch KOH.

    - Dùng Zn, Al: không nhận biết được.

    - Dùng BaCO3:

        + Cho vào dung dịch KOH không có hiện tượng

        + Cho vào dung dịch HCl có khí bay lên

        + Cho vào dung dịch H2SO4: có khí bay lên và kết tủa trắng

    BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2↑ + H2O

    BaCO3 + H2SO4 → BaSO4↓ + CO2↑ + H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…