Hãy chỉ ra dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học sau:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy chỉ ra dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học sau: Khi cho dây sắt có quấn mẩu than hồng vào lọ khí oxi, mẩu than cháy trước tạo nhiệt độ đủ cho sắt cháy. Sắt cháy mạnh, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu.


Đáp án:

Dấu hiệu: cháy mạnh, sáng chói, tạo ra hạt nhỏ nóng chảy màu nâu.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài toán sắt tác dụng với dung dịch muối CuSO4
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,05M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là


Đáp án:
  • Câu A. 3,84.

  • Câu B. 2,32.

  • Câu C. 1,68.

  • Câu D. 0,64.

Xem đáp án và giải thích
Este X có công thức phân tử C10H8O4. Biết 0,1 mol X phản ứng tối đa với 0,3 mol NaOH, thu được dung dịch Y chứa hai muối có phân tử khối hơn kém nhau 114 đvC và một anđehit no, đơn chức, mạch hở. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 (đun nóng), thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Este X có công thức phân tử C10H8O4. Biết 0,1 mol X phản ứng tối đa với 0,3 mol NaOH, thu được dung dịch Y chứa hai muối có phân tử khối hơn kém nhau 114 đvC và một anđehit no, đơn chức, mạch hở. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 (đun nóng), thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là


Đáp án:

X là este 2 chức, tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1:3 nên X chứa 1 este của phenol

Hai muối hơn kém nhau 114đvC nên X: HCOOC6H4-COOCH=CH2

Muối nhỏ là HCOONa; muối lớn là NaO-C6H4-COONa; anđehit là CH3CHO, mỗi chất 0,1 mol

=> nAg = 2nHCOONa + 2nCH3CHO = 0,4 mol

=> mAg = 43,2g

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về phản ứng thủy phân hợp chất hữu cơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các chất sau: amilozơ, amilopectin, saccarozơ, xenlulozơ, fructozơ, glucozơ. Số chất trong dãy bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch axit vô cơ là:


Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 5

  • Câu C. 6

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Vì sao nước chảy đá mòn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao nước chảy đá mòn?


Đáp án:

Trong cuộc sống, chắc ai cũng biết hay gặp nhiều và tận mắt nhìn thấy hiện tượng “Nước chảy đá mòn” đó cũng là câu tục ngữ từ thời ông cha ta đã có từ xa xưa. Nhưng theo phương diện khoa học nói chung và hóa học nói riêng thì bản chất của hiện tượng này là: Thành phần cấu tạo nên đá chủ yếu là CaCO3 (Canxi cacbonat), mà trong không khí lại có khí CO2, chính vì vậy mà nước đã hòa tan CO2 để tạo thành axit H2CO3 (Axit cacbonic). Chính vì lí do đó mà có phản ứng hóa học xảy ra sau:

CaCO3 + H2O + CO2 <=> Ca(HCO3)2

Xem đáp án và giải thích
Dung dịch X chứa 0,12 mol Na+; x mol SO42-; 0,12 mol Cl- và 0,05 mol NH4+. Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Tìm m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dung dịch X chứa 0,12 mol Na+; x mol SO42-; 0,12 mol Cl- và 0,05 mol NH4+. Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Tìm m?


Đáp án:

Có dung dịch X gồm NaCl (0,12 mol), và (NH4)2SO4 (0,025 mol)

(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2NH3 + 2H2O

Sau phản ứng dư: 0,005 mol Ba(OH)2 trong dung dịch

m = 0,12.58,5 + 0,005.171 = 7,875 gam

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…