Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong một chu kì của bảng tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25. a) Viết cấu hình electron để xác định hai nguyên tố A và B thuộc chu kì nào, nhóm nào. b) So sánh tính chất hóa học của chúng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong một chu kì của bảng tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25.

a) Viết cấu hình electron để xác định hai nguyên tố A và B thuộc chu kì nào, nhóm nào.

b) So sánh tính chất hóa học của chúng.


Đáp án:

a) Gọi số điện tích hạt nhân của nguyên tố A là ZA, số điện tích hạt nhân của nguyên tố B là ZB. Theo đề bài ta có

ZA - ZB =1 và ZA + ZB = 25 => ZA = 13 (Al); ZB = 12 (Mg)

b) Cấu hình electron của Al: ls22s22p63s23p1. Al thuộc chu kì 3, nhóm IIIA

Cấu hình electron của Mg: ls22s22p63s2. Mg thuộc chu kì 3, nhóm IIA

b) Al và Mg thuộc cùng chu kì. Theo quy luật, Mg có tính kim loại mạnh hơn Al.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Công thức chung của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Công thức chung của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở là gì?


Đáp án:

Công thức chung của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở là CnH2nO2.

Xem đáp án và giải thích
Từ những hóa chất cho sẵn KMnO4, Fe, dung dịch CuSO4, dung dịch H2SO4 loãng, hãy viết các phương trình hóa học để điều chế các chất theo sơ đồ chuyển hóa sau: Cu → CuO → Cu. Biết Fe có thể phản ứng với CuSO4 theo phương trình: Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ những hóa chất cho sẵn KMnO4, Fe, dung dịch CuSO4, dung dịch H2SO4 loãng, hãy viết các phương trình hóa học để điều chế các chất theo sơ đồ chuyển hóa sau: Cu → CuO → Cu. Biết Fe có thể phản ứng với CuSO4 theo phương trình: Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4


Đáp án:

Nguyên liệu cần cho biến đổi hóa học là: 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Cho 0,25 mol một anđehit mạch hở X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 54 gam Ag. Mặt khác, khi cho X phản ứng với H2 dư (xúc tác Ni, t0) thì 0,125 mol X phản ứng hết với 0,25 mol H2. Chất X có công thức ứng với công thức chung là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 0,25 mol một anđehit mạch hở X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 54 gam Ag. Mặt khác, khi cho X phản ứng với H2 dư (xúc tác Ni, t0) thì 0,125 mol X phản ứng hết với 0,25 mol H2. Chất X có công thức ứng với công thức chung là gì?


Đáp án:

nAg/nX = 2 và nH2/nY = 2 ⇒ CnH2n-1CHO (n ≥ 2)

Xem đáp án và giải thích
NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 100 ml dung dịch NaOH X mol/1 (x > 0,4M) vào dung dịch chứa 0,02 mol MgCl2 và 0,02 mol AlCl3. Lọc lấy kết tủa và nung đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Để m nhỏ nhất thì giá trị của X bằng bao nhiêu ?

Đáp án:
  • Câu A. 0,12M

  • Câu B. 1,2M

  • Câu C. 3,2M

  • Câu D. 3,6M

Xem đáp án và giải thích
Có thể dùng dung dịch nước vôi trong để phân biệt hai khí CO2 và SO2 được không? Tại sao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có thể dùng dung dịch nước vôi trong để phân biệt hai khí CO2 và SO2 được không? Tại sao?


Đáp án:

Không thể dùng Ca(OH)2 để phân biệt CO2 và SO2 do chúng đều là oxit axit. đều tạo kết tủa màu tráng với Ca(OH)2

KCO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

KSO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…