Hai lá kim loại cùng chất có khối lượng bằng nhau : Một được ngâm vào dung dịch Cd(NO3)2, một được ngâm vào Pb(NO3)2, cả hai lá kim loại đều bị oxi hóa thành ion kim loại 2+. Sau một thời gian lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch. Nhận thấy khối lượng lá kim loại được ngâm trong dung dịch muối cadimi tăng thêm 0,47%, còn lá kim loại kia tăng thêm 1,42%. Biết khối lượng của hai lá kim loại tham gia phản ứng là như nhau. Hãy xác định tên của hai lá kim loại đã dùng.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hai lá kim loại cùng chất có khối lượng bằng nhau : Một được ngâm vào dung dịch Cd(NO3)2, một được ngâm vào Pb(NO3)2, cả hai lá kim loại đều bị oxi hóa thành ion kim loại 2+. Sau một thời gian lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch. Nhận thấy khối lượng lá kim loại được ngâm trong dung dịch muối cadimi tăng thêm 0,47%, còn lá kim loại kia tăng thêm 1,42%. Biết khối lượng của hai lá kim loại tham gia phản ứng là như nhau. Hãy xác định tên của hai lá kim loại đã dùng.


Đáp án:

Gọi kim loại là M

Giả sử khối lượng ban đầu của thanh kim loại M là 1(gam), lượng kim loại tham gia phản ứng là x(mol)

M + Cd(NO3)2 → M(NO3)2 + Cd (1)

Theo (1):

1 mol M (M gam) → 1 mol Cd (112 gam) khối lượng tăng (112-M) gam

⇒ x mol M phản ứng → khối lượng tăng (112-M).x gam

% khối lượng tăng = [112-M).x]/1 . 100% = 0,47% (*)

M + Pb(NO3)2 → M(NO3)2 + Pb (2)

Theo (2):

1 mol M (M gam) → 1 mol Pb(207 gam) khối lượng tăng (207- M) gam

⇒ x mol M phản ứng → khối lượng tăng (207- M).x gam

% khối lượng tăng = [(207- M).x]/1.100% = 1,42% (**)

Từ (*) và (**) => [112 - M]/[207 - M] = 0,47/1,42 => M = 65, M là Zn.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Oxi hóa hoàn toàn 6,15 gam hợp chất hữu cơ X thu được 2,25 gam H2O; 6,72 lít CO2 và 0,56 lít N2 (đktc).  Xác định thành phần trăm khối lượng của C, H, N và O trong X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Oxi hóa hoàn toàn 6,15 gam hợp chất hữu cơ X thu được 2,25 gam H2O; 6,72 lít CO2 và 0,56 lít N2 (đktc).  Xác định thành phần trăm khối lượng của C, H, N và O trong X?


Đáp án:

nH2O = 2,25 : 18 = 0,125 mol

Bảo toàn nguyên tố H: nH = 2nH2O = 0,25 mol

nCO2 = 6,72 : 22,4 = 0,3 mol

Bảo toàn nguyên tố C: nC = nCO2 = 0,3 mol

nN2 = 0,56 : 22,4 = 0,025 mol

Bảo toàn nguyên tố N: nN = 2nN2 = 0,05 mol

%C = (0,3.12/6,15).100% = 58,54%

%H = (0,25.1/6,15).100% = 4,07%

%N = (0,05.14/6,15).100% = 11,38%

%O = 100%−%C−%H−%N = 26,01%

Xem đáp án và giải thích
Có thể dùng nước vôi trong để phân biệt hai khí CO2 và SO2 được không ? Tại sao ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có thể dùng nước vôi trong để phân biệt hai khí CO2 và SO2 được không ? Tại sao ?


Đáp án:

Không thể phân biệt được vì cả hai đều có phản ứng tạo kết tủa với Ca(OH)2 làm dung dịch vẩn đục

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O

Xem đáp án và giải thích
este đơn chức
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Số este đơn chức có chung công thức phân tử C5H10O2 là :

Đáp án:
  • Câu A. 9 este.

  • Câu B. 7 este.

  • Câu C. 8 este

  • Câu D. 10 este

Xem đáp án và giải thích
Cho 3,09 gam muối natri halogenua (X) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được một kết tủa, kết tủa này sau khi phân hủy hoàn toàn cho 3,24 gam bạc. Công thức của muối X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 3,09 gam muối natri halogenua (X) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được một kết tủa, kết tủa này sau khi phân hủy hoàn toàn cho 3,24 gam bạc. Công thức của muối X là gì?


Đáp án:

NaY + AgNO3 → AgNO3 + AgY ↓

2AgY → 2Ag + Y2

nNaY = nAgY = nAg = 3,24/108 = 0,03 (mol)

0,03(23+MY) = 3,09 ⇒ MY = 80 (Br)

Xem đáp án và giải thích
Nhóm nito
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrit bão hòa. Khí X là:

Đáp án:
  • Câu A. NO

  • Câu B. NO2

  • Câu C. N2O

  • Câu D. N2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…