Công thức hóa học của sắt (III) hidroxit là:
Câu A. Fe2O3
Câu B. Fe(OH)3 Đáp án đúng
Câu C. Fe3O4
Câu D. Fe2(SO4)3
Công thức hóa học của sắt (III) hidroxit là: Fe(OH)3
Đốt cháy 4,5g chất hữu cơ A thu được 6,6g khí CO2 và 2,7g H2O. Xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ A. Biết khối lượng mol của hợp chất là 60g.
Đốt cháy hợp chất hữu cơ cho CO2 và H2O, hợp chất hữu cơ này chắc chắn có hai nguyên tố C và H, có thể có nguyên tố O.
nCO2 = 6,6 / 44 = 0,15 mol
⇒ Bt nguyên tố C ⇒ nC = nCO2 = 0,15 mol ⇒ mC = 0,15. 12 = 1,8g;
nH2O = 2,7 / 18 = 0,15 mol
⇒ BT nguyên tố H ⇒ nH = 2.nH2O = 0,15. 2 = 0,3 mol ⇒ mH = 0,3. 1 = 0,3g.
⇒ mO = 4,5 - 0,3 - 1,8 = 2,4g.
Hợp chất hữu cơ có nguyên tố O.
Đặt công thức phân tử hợp chất hữu cơ A là CxHyOz.
Tỉ lệ khối lượng C trong hợp chất là: 1,8/4,5 = (12.x)/60 ⇒ x = 2.
Tỉ lệ khối lượng H trong hợp chất là: 0,3/4,5 = y/60 ⇒ x = 4.
Tỉ lệ khối lượng O trong hợp chất là: 2,4/4,5 = (16.z)/60 ⇒ z = 2.
Công thức phân tử hợp chất hữu cơ A là C2H4O2.
Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất sau:
a) Canxi oxit (vôi sống), biết trong phân tử có 1Ca và 1O.
b) Amoniac, biết trong phân tử có 1N và 3H.
c) Đồng sunfat, biết trong phân tử có 1Cu, 1S và 4O
a. – Phân tử Canxi oxit có 1Ca và 1O nên công thức hóa học là: CaO
- PTK CaO = NTK Ca + NTK O = 40 + 16 = 56 đvC
b. – Phân tử Amoniac có 1N và 3H nên công thức hóa học là: NH3
- PTK NH3 = NTK N + 3. NTK H = 14 + 3.1 = 17 đvC
c. – Phân tử Đồng sunfat có 1Cu, 1S và 4O nên công thức hóa học là: CuSO4
- PTK CuSO4 = NTK Cu + NTK S + 4. NTK O = 64 + 32 + 4.16 = 160 đvC
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm FeS2 và Fe3O4 bằng 1 lít dung dịch HNO3 xM, vừa đủ thu được 14,336 lít hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ khối so với hiđro bằng 18 và dung dịch X chỉ chứa 82,08 gam muối. Giá trị của x là:
Giải
Ta có: FeS2 (x mol), Fe3O4 (y mol)
BTNT → X : Fe3+ (x + 3y) mol, SO42- (2x mol), NO3- (BTĐT ta có : 3x + 9y = 4x + nNO3- => nNO3- = (9y – x) mol)
Ta có : nNO + nNO2 = 0,64 và 30nNO + 46nNO2 = 23,04 hoặc AD đường chéo => nNO = 0,4 mol và nNO2 = 0,24 mol
Ap dụng BT e ta có : 15x + y = 3.0,4 + 0,24 = 1,44
BTKL : m muối = 82,08 => 56.(x + 3y) + 96.2x + 62.(9y – x) = 82,08
→ 186x + 726y = 82,08
→ x= 0,09 và y = 0,09
BTNT N → nHNO3 = nNO3- + nNO + nNO2 = 9.0,09 – 0,09 + 0,4+ 0,24 = 1,36 mol
→ x = 1,36M
Hỗn hợp X gồm Mg, Al, MgO, Al2O3 , hòa tan m gam hỗn hợp X bằng dung dịch HCl vừa đủ thì thu được dung dịch chứa (m + 70,295) gam muối. Cho 2m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 26,656 lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Nếu cho 3m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 11,424 lít hỗn hợp khí NO và N2O (đktc) có tỉ khối so với hidro là 318/17, dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 486,45 gam muối khan. Tìm m?
Trong 2m: Số mol e nhận là 2,38 mol
Trong m : Số mol e nhận là 1,19 mol
=> nH 2 = 0,595 mol
BTKL: m + 36,5.(1,19 + 2.nO ) = m+70,295 + 2.0,595 + 18.nO
=> nO=0,51 mol
Trong 3m: Số mol e nhận là 3,57 mol
=> Số mol NH4NO3 = (3,57-3.0,24-8.0,27)/8 = 0,08625 mol
Ta có 486,45=3m-16.0,51.3+62.(3,57+0,51.3.2)+80.0,08625
=> m =30,99 gam.
Tìm một số thí dụ cho mỗi loại phản ứng nhanh và chậm mà em quan sát được trong cuộc sống và trong phòng thí nghiệm.
Một số thí dụ về loại phản ứng:
- Phản ứng nhanh: Phản ứng nổ, sự đốt cháy các nhiên liệu (than, dầu, khí đốt), phản ứng giữa hai dung dịch H2SO4 và BaCl2 ...
- Phản ứng chậm: Sự lên men rượu, sự gỉ sắt.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.