Giá trị của m
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho m gam hỗn hợp hơi X gồm hai ancol (đơn chức, bậc I, là đồng đẳng kế tiếp) phản ứng với CuO dư, thu được hỗn hợp hơi Y gồm nước và anđehit. Tỉ khối hơi của Y so với khí hiđro bằng 14,5. Cho toàn bộ Y phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 64,8 gam Ag. Giá trị của m là

Đáp án:
  • Câu A. 10,1.

  • Câu B. 14,7.

  • Câu C. 18,9.

  • Câu D. 9,80. Đáp án đúng

Giải thích:

Đáp án D ► RCH2OH + CuO RCHO + Cu↓ + H2O ||⇒ nanđehit = nH2O. MY = 29 ⇒ Manđehit = 29 × 2 – 18 = 40 ⇒ 2 anđehit là HCHO và CH3CHO. ● Dùng sơ đồ đường chéo ⇒ nHCHO : nCH3CHO = 2 : 5 = 2x : 5x. ⇒ nAg = 4 × 2x + 2 × 5x = 0,6 mol ⇒ x = 1/30 mol. ► m = 2/30 × 32 + 5/30 × 46 = 9,8(g)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có ba chất rắn màu trắng đựng trong 3 lọ riêng biệt không nhãn là : Na2CO3, NaCl, hỗn hợp NaCl và Na2CO3. Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học. Trình bày cách tiến hành và viết phương trình hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có ba chất rắn màu trắng đựng trong 3 lọ riêng biệt không nhãn là : Na2CO3, NaCl, hỗn hợp NaCl và Na2CO3.

Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học.

Trình bày cách tiến hành và viết phương trình hoá học.


Đáp án:

a) Dùng thuốc thử là dung dịch HNO3 loãng :

Ghi số thứ tự của 3 lọ, lấy một lượng nhỏ hoá chất trong mỗi lọ vào 3 ống nghiệm và ghi số thứ tự ứng với 3 lọ. Nhỏ dung dịch HNO3 cho đến dư vào mỗi ống, đun nóng nhẹ. Quan sát hiện tượng :

- Nếu không có hiện tượng gì xảy ra, chất rắn trong ống nghiệm là muối NaCl. Lọ cùng số thứ tự với ống nghiệm là NaCl.

- Nếu có bọt khí thoát ra thì chất rắn trong ống nghiệm có thể là Na2CO3 hoặc hỗn hợp Na2CO3 và NaCl

- Lọc lấy nước lọc trong mỗi ống nghiệm đã ghi số rồi thử chúng bằng dung dịch AgNO3. Nếu :

Nước lọc của ống nghiệm nào không tạo thành kết tủa trắng với dung dịch AgNO3 thì muối ban đầu là Na2CO3.

Nước lọc của ống nghiệm nào tạo thành kết tủa trắng với dung dịch AgNO3 thì chất ban đầu là hỗn hợp hai muối NaCl và Na2CO3.

Các phương trình hoá học :

Na2CO3 + 2HNO3 → 2NaNO3 + H20 + CO2 ↑

(đun nóng nhẹ để đuổi hết khí CO2 ra khỏi dung dịch sau phản ứng)

NaCl + AgNO3 → AgCl ↓ + NaNO3

Xem đáp án và giải thích
Một nguyên tố d có 4 lớp electron, phân lớp ngoài cùng đã bão hòa electron. Tổng số electron s và electron p của nguyên tố này là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một nguyên tố d có 4 lớp electron, phân lớp ngoài cùng đã bão hòa electron. Tổng số electron s và electron p của nguyên tố này là?


Đáp án:

Nguyên tố thuộc khối nguyên tố d có 4 lớp electron ⇒ electron cuối cùng trên phân lớp 3d.

Cấu hình electron của nguyên tố này có dạng: 1s22s22p63s23p63dX4s2 .

Vậy tổng số electron s và electron p là 20.

Xem đáp án và giải thích
Trong 7,2g FeO có bao nhiêu phân tử FeO?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Trong 7,2g FeO có bao nhiêu phân tử FeO?


Đáp án:

MFeO = 56+16 = 72 g/mol

Số mol FeO là: nFeO = 0,1 mol

Số phân tử FeO là: A = n.N = 0,1.6.1023 = 0,6.1023 phân tử

Xem đáp án và giải thích
Bảng tuần hoàn
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (1). Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử. (2). Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. (3). Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng. (4). Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột. (5).Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn do Men ‒ đê ‒ lê ‒ ép công bố được sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử. (6). Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng chu kì đều có số lớp e bằng nhau. (7). Tính chất hóa học của các nguyên tố trong chu kì không hoàn toàn giống nhau. (8). Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng phân nhóm có số e lớp ngoài cùng bằng nhau. (9). Tính chất hóa học của các nguyên tố trong cùng nhóm bao giờ cũng giống nhau. Số phát biểu không đúng là:

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích
Sục V lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1M và NaOH 1M. Sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sục V lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1M và NaOH 1M. Sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa.  Tìm V?


Đáp án:

nBa(OH)2 = nNaOH = 0,2; nBaCO3 = 0,1

Trường hợp 1: CO2 hết, Ba(OH)2 dư ⇒nCO2 = nBaCO3 = 0,1 ⇒ V = 2,24 lít

Trường hợp 2: CO2 hết, Ba(OH)2 hết

⇒ nCO2 = nOH- - 0,1 = 0,6 - 0,1 = 0,5 ⇒ V = 11,2 lít

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…