Este X đơn chức, mạch hở có tỉ khối so với oxi là 3,125. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp E gồm X và hai este Y, Z (đều no, mạch hở, MY < MZ), thu được 0,7 mol CO2. Biết E phản ứng với dung dịch KOH vừa đủ chỉ thu được hai ancol (có cùng số nguyên tử cacbon) và hỗn hợp hai muối. Phân tử khối của Z là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Este X đơn chức, mạch hở có tỉ khối so với oxi là 3,125. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp E gồm X và hai este Y, Z (đều no, mạch hở, MY < MZ), thu được 0,7 mol CO2. Biết E phản ứng với dung dịch KOH vừa đủ chỉ thu được hai ancol (có cùng số nguyên tử cacbon) và hỗn hợp hai muối. Phân tử khối của Z là bao nhiêu?


Đáp án:

- MX= 3,125.32 = 100 (C5H8O2) không no

- Số C TB trong E = 0,7/0,2 = 3,5 . Vậy phải có este có số C < 3,5

- Vì 3 este, mà Y nhỏ nhất nên Y là: HCOOCH3 hay HCOOC2H5

- Vì khi thuỷ phân 3 este thu 2 muối và 2 ancol cùng số C, nên phải chọn Y là HCOOC2H5 để có 2 ancol là C2H5OH

và C2H4(OH)2

Vậy 3 este phải tạo từ 2 ancol này.

- Cuối cùng:

+ Y: HCOOC2H5

+ X: CH2=CH-COOC2H5 (không có CT nào phù hợp)

+ Z: phải là HCOO- CH2-CH2OOCH no, tạo muối trúng muối của Y

- MZ= 118

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm chứng minh rằng amoniac tan nhiều trong nước?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm chứng minh rằng amoniac tan nhiều trong nước?


Đáp án:

 Thí nghiệm:

- Khí amoniac được nạp vào đầy bình thuỷ tinh, đạy bình bằng nút cao su có ống thuỷ tinh nhọn xuyên qua.

- Nhúng đầu ống thuỷ tinh vào chậu nước có pha vài giọt phenolphtalein.

- Hiện tượng: Nước dâng lên rất nhanh trong ống thuỷ tinh nhọn sau đó phun lên có tia màu hồng

Giải thích: Khí amoniac tan rất nhanh trong nước là giảm áp suất trong bình nên áp suất ngoài không khí nén vào mặt thoáng của chậu nước làm nước phun lên trong ống thuỷ tinh thành dòng. Amoniac tan trong nước tạo thành dung dịch có tính bazơ làm cho phenolphtalein không màu chuyển thành màu hồng.

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về ảnh hưởng qua lại giữa gốc C6H5 và nhóm NH2
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Ảnh hưởng của gốc C6H5 đến nhóm NH2 trong phân tử anilin thể hiện qua phản ứng giữa anilin với chất nào sau đây?


Đáp án:
  • Câu A. Quỳ tím (không đổi màu).

  • Câu B. Dung dịch HCl.

  • Câu C. Nước brom.

  • Câu D. Dung dịch H2SO4.

Xem đáp án và giải thích
Khí nào sau đây gây ra hiện tượng mưa axit?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Khí nào sau đây gây ra hiện tượng mưa axit?



Đáp án:
  • Câu A. CO2

  • Câu B. CH4

  • Câu C. SO2

  • Câu D. NH3

Xem đáp án và giải thích
Hãy chọn các chất thích hợp điền vào các dấu hỏi rồi hoàn thành các phương trình hóa học sau: a) C2H5OH + ? → ? + H2 b) C2H5OH + ? → CO2 + ?                       c) CH3COOH + ? → CH3COOK + ? d) CH3COOH + ? → CH3COOC2H5 + ? e) CH3COOH + ? → ? + CO2 + ? g) CH3COOH + ? → ? + H2 h) Chất béo + ? → ? + muối của các axit béo.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy chọn các chất thích hợp điền vào các dấu hỏi rồi hoàn thành các phương trình hóa học sau:

a) C2H5OH + ? → ? + H2

b) C2H5OH + ? → CO2 + ?                      

c) CH3COOH + ? → CH3COOK + ?

d) CH3COOH + ? → CH3COOC2H5 + ?

e) CH3COOH + ? → ? + CO2 + ?

g) CH3COOH + ? → ? + H2

h) Chất béo + ? → ? + muối của các axit béo.


Đáp án:

a) 2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

b) C2H5OH + 3O2 --t0--> 2CO2 + 3H2O.

c) 2CH3COOH + 2K → 2CH3COOK + H2.

d) CH3COOH + C2H5OH H2SO4, đn, to⇆ CH3COOC2H5 + H2O

e) 2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O.

g) 2CH3COOH + Mg → (CH3COO)2Mg + H2

h) Chất béo + Natri hidroxit → Glixerol + muối của các axit béo.

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Cho các nguyên tố X, Y, z có số hiệu nguyên tử lần lượt là: 9, 16, 17. a) Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn. b) Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự tính phi kim tăng dần.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các nguyên tố X, Y, z có số hiệu nguyên tử lần lượt là: 9, 16, 17.

a) Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.

b) Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự tính phi kim tăng dần.


Đáp án:

a) Vị trí của các nguyên tố X, Y, Z trong bảng hệ thống tuần hoàn:

X (Z = 9) ls2 2s2 2p5.    Thuộc chu kì 2, nhóm VIIA.

Y (Z = 16) ls2 2s2 2p6 3s2 3p4.   Thuộc chu kì 3, nhóm VIA.

Z (Z = 17) ls2 2s2 2p6 3s2 3p5.   Thuộc chu kì 3, nhóm VIIA.

b) Tính phi kim tăng dần theo thứ tự: Y, Z, X.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…