Câu A. vinyl propionat.
Câu B. anlyl axetat.
Câu C. etyl acrylat. Đáp án đúng
Câu D. metyl metacrylat.
nX = 0,1 mol; nNaOH = 0,06 mol → X dư → nchất rắn = nNaOH ( chất rắn chính là muối RCOONa ) → MRCOONa = R + 67 = 94 → R = 27 (CH2=CH-) → X là CH2=CHCOOC2H5 ( etyl acrylat ) → Đáp án C
Phát biểu định luật tuần hoàn và cho biết nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
Định luật: “Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử”.
Nguyên nhân: Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố phụ thuộc chủ yếu vào cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn có tính biến đổi tuần hoàn nên tính kim loại, tính phi kim biên đổi tuần hoàn
Phân tích một hợp chất X người ta thu được số liệu sau: 76,31%C; 10,18%H; 13,52%N. Công thức đơn giản nhất của X là gì?
Ta có: x : y : z = 76,31/12 : 10,18/1 : 13,52/14 = 13:21:2
=> CT đơn giản nhất là: C13H21O2
Cho không khí (chứa 80% thể tích là khí nito tác dụng với đồng nung nóng trong thiết bị kín, xảy ra phản ứng oxi hóa đồng thành đồng (II) oxit. Phản ứng xong, người ta thu được 160 cm3 khí nito. Thể tích không khí trong thiết bị trước khi xảy ra phản ứng bao nhiêu?
Trong không khí chứa 80% thể tích là khí nito
Vậy thể tích của không khí trong thiết bị trước khi xảy ra phản ứng:
x = (160.100)/80 = 200 cm3
Số nhóm –OH trong phân tử glucozo là:
Câu A. 5
Câu B. 6
Câu C. 3
Câu D. 4
Hỗn hợp X gồm 1 axit no đơn chức., mạch hở và một axit không no đơn chức, mạch hở có một liên kết đôi ở gốc hiđrocacbon. Khi cho a gam X tác dụng hết với CaCO3 thoát ra 1,12 lít CO2 (đktc). Hỗn hợp Y gồm CH3OH và C2H5OH; khi cho 7,8 gam Y tác dụng hết Na thoát ra 2,24 lít H2 (đktc). Nếu trộn a gam X với 3,9 gam Y rồi đun nóng có H2SO4 đặc xúc tác thì thu được m gam este (hiệu suất h%). Giá trị m theo a, h?
nX = 2nCO2 = 0,1 mol
7,8g Y thì → nY = 2nH2 = 0,2 mol → 3,9g Y thì nY = 0,1 mol
→ khi thực hiện phản ứng este hóa thì nX = nY
⇒ meste = mX + mY - mH2O = a + 3,9 - 0,1.18 = a + 2,1
Nếu tính theo hiệu suất h% thì meste = (a + 2,1)h%.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.