Dùng Al dư khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 thành Fe bằng phản ứng nhiệt nhôm. Khối lượng Fe thu được là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dùng Al dư khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 thành Fe bằng phản ứng nhiệt nhôm. Khối lượng Fe thu được là

 


Đáp án:

Ta có: nFe2O3 = 4,8:160 = 0,03 mol

Fe2O3 + 2Al --> Al2O3 + 2Fe

0,03------------------------0,06

--> mFe = 0,06.56 = 3,36g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài toán peptit phản ứng với dung dịch kiềm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H8N2O4) và chất Z (C4H8N2O3); trong đó, Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 25,6 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,2 mol khí. Mặt khác 25,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là


Đáp án:
  • Câu A. . 20,15.

  • Câu B. 31,30.

  • Câu C. 23,80.

  • Câu D. 16,95.

Xem đáp án và giải thích
Nêu tác hại của sự ăn mòn kim loại và cách chống ăn mòn kim loại?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu tác hại của sự ăn mòn kim loại và cách chống ăn mòn kim loại?


Đáp án:

Tác hại của ăn mòn kim loại:

- Phá hủy kim loại, kim loại bị mất dần các tính chất quý

- Thiệt hại về mặt kinh tế : phải thay thế nhiều chi tiết, thiết bị máy móc bị ăn mòn.

+ Cách chóng ăn mòn kim loại :

- Cách li kim loại với môi trường : dùng các chất bền vững với môt trường phủ trên bề mặt kim loại như bôi dầu, mỡ, tráng men, ...

- Dùng phương pháp điện hóa: nối kim loại cần bảo vệ với một kim loại hoạt động hơn tạo thành pin điện hóa. Kim loại hoạt động hơn bị ăn mòn, kim loại còn lại được bảo vệ.

Xem đáp án và giải thích
Dãy điện hóa kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Biết ion Pb2+ trong dung dich oxi hóa được Sn. Hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện và nhúng vào dung dịch HCl thì chất bị ăn mòn điện hóa là:

Đáp án:
  • Câu A. HCl

  • Câu B. Pb

  • Câu C. Sn

  • Câu D. Pb và Sn

Xem đáp án và giải thích
Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4 sau một thời gian lấy thanh sắt ra rửa sạch sấy khô thấy khối lượng tăng 1,2g. Có bao nhiêu gam Cu đã bám vào thanh sắt?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4 sau một thời gian lấy thanh sắt ra rửa sạch sấy khô thấy khối lượng tăng 1,2g. Có bao nhiêu gam Cu đã bám vào thanh sắt?


Đáp án:

Gọi số mol của Fe phản ứng là x (mol)

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

x → x (mol)

∆mtăng = mCu - mFe

=> 64x – 56x = 1,2

=> x = 0,15 (mol)

=> mCu­ = 0,15.64 = 9,6 (g)

Xem đáp án và giải thích
X là nguyên tố p. Biết rằng trong nguyên tử X, số electron p nhiều hơn số electron s là 9. Số electron ở lớp ngoài cùng của X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

X là nguyên tố p. Biết rằng trong nguyên tử X, số electron p nhiều hơn số electron s là 9. Số electron ở lớp ngoài cùng của X là bao nhiêu?


Đáp án:

Giả sử X có n lớp electron.

Cấu hình electron lớp ngoài cùng là: ns2npx (2 ≤ x ≤ 6)

Tổng số electron s là 2n

Tổng số electron p là: 6(n-2) + x .

Theo đề: 6(n-2) + x - 2n = 9 ⇒ 4n + x = 21 .

Chọn cặp x = 1 và n = 5 .

Vậy số electron lớp ngoài cùng là 3.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…