Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7:3 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của N+5). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1 gam. Tìm giá trị của m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7:3 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của N+5). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1 gam. Tìm giá trị của m?


Đáp án:

 Khối lượng Fe = 0,3m gam và khối lượng Cu = 0,7m gam

    Sau phản ứng còn 0,75m gam → Fe chỉ phản ứng 0,25m gam; Fe dư vậy sau phản ứng chỉ thu được muối Fe2+.

Ta có: nHNO3 = 0,7; nNO + nNO2 = 0,25 mol; số mol của Fe(NO3)2 = 0,25m/56

Áp dụng ĐLBT nguyên tố N ta có:

    0,7 = 2. 0,25m/56 + 0,25 → m = 50,4 (g)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Để tạo thành phân tử của một hợp chất thì tối thiểu cần phải có bao nhiêu loại nguyên tử?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để tạo thành phân tử của một hợp chất thì tối thiểu cần phải có bao nhiêu loại nguyên tử?


Đáp án:

Do hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở nên.

Xem đáp án và giải thích
Độ âm điện của một nguyên tử là gì? Gía trị độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong các nhóm A biến đổi như thế nào theo chiều điện tích hạt nhân tăng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Độ âm điện của một nguyên tử là gì? Gía trị độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong các nhóm A biến đổi như thế nào theo chiều điện tích hạt nhân tăng?


Đáp án:

Độ âm điện của một nguyên tố đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử (những electron bị hút là những electron nằm trong liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử).

Độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong các nhóm A giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

Xem đáp án và giải thích
Dẫn không khí bị ô nhiễm đi qua giấy lọc tẩm dung dịch Pb(NO3)2 thấy giấy lọc xuất hiện vết màu đen. Không khí đó đã bị nhiễm bẩn khí nào sau đây?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dẫn không khí bị ô nhiễm đi qua giấy lọc tẩm dung dịch Pb(NO3)2 thấy giấy lọc xuất hiện vết màu đen. Không khí đó đã bị nhiễm bẩn khí nào sau đây?



Đáp án:
  • Câu A. SO2

  • Câu B. NO2

  • Câu C. Cl2

  • Câu D. H2S

Xem đáp án và giải thích
Chọn nội dung không đúng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

Đáp án:
  • Câu A. Enzin là những chất hầu chết có bản chất protein

  • Câu B. Cho glyxin tác dụng với HNO2 có khí bay ra

  • Câu C. Phức đồng – saccarozo có công thức là (C12H21O11)2Cu

  • Câu D. Tetrapeptit thuộc loại polipeptit

Xem đáp án và giải thích
Khẳng định đúng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dãy các chất sau: C2H2, C6H5OH (phenol), C2H5OH, HCOOH, CH3CHO, CH3COCH3, C2H4. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về các chất trong dãy trên?

Đáp án:
  • Câu A. Có 2 chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

  • Câu B. Có 3 chất có khả năng tác dụng với dung dịch NaOH.

  • Câu C. Có 4 chất có khả năng làm mất màu nước brom.

  • Câu D. Có 6 chất có khả năng phản ứng với H2 (xúc tác Ni, nung nóng)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…