Dựa vào sự phân bố phân tử khí chất ở trạng thái khác nhau hãy giải thích vì sao: a) Nước lỏng tự chảy loang ra trên khay đựng. b) Một mililít nước lỏng khi chuyển sang thể hơi lại chiếm một thể tích khoảng 1300ml (ở nhiệt độ thường).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Dựa vào sự phân bố phân tử khí chất ở trạng thái khác nhau hãy giải thích vì sao:

a) Nước lỏng tự chảy loang ra trên khay đựng.

b) Một mililít nước lỏng khi chuyển sang thể hơi lại chiếm một thể tích khoảng 1300ml (ở nhiệt độ thường).


Đáp án:

a) Nước lỏng có thể chảy ra trên khay đựng theo sự phân bố phân tử, ở trạng thái lỏng, các hạt gần nhau và có thể chuyển động trượt lên nhau.

b) Khi chuyển sang thể hơi, số phân tử không đổi nhưng ở thể hơi các phân tử nước chuyển động hỗn độn cách xa nhau nên chiếm thể tích lớn hơn so với thể lỏng.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài thực hành 2: Một số tính chất của amin, amino axit và protein
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bài thực hành 2: Một số tính chất của amin, amino axit và protein


Đáp án:

1. Thí nghiệm 1: Phản ứng brom hóa anilin

- Tiến hành TN:

    + Cho vào ống nghiệm 0,5 ml dung dịch anilin bão hòa + 1ml nước brom bão hòa.

    + Lắc đều, quan sát hiện tượng.

- Hiện tượng: Mất màu nước brom, xuất hiện kết tủa trắng.

- Giải thích: do xảy ra phản ứng thế nhân thơm của anilin với Br2 tạo kết tủa 2,4,6-tribromanilin.

2. Thí nghiệm 2: Phản ứng của glyxin với chất chỉ thị

- Tiến hành TN:

    + Cho vào ống nghiệm 1ml dd glyxin 2%.

    + Nhúng giấy quỳ vào ống nghiệm, quan sát.

- Hiện tượng: Giấy quỳ không đổi màu.

- Giải thích: Phân tử glyxin( H2N-CH2-COOH) có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2 nên dung dịch gần như trung tính dó đó không làm quỳ tím đổi màu.

3. Thí nghiệm 3: Phản ứng màu của protein với Cu(OH)2

- Tiến hành TN:

    + Cho vào ống nghiệm 1ml dd protein (lòng trắng trứng).

    + Thêm tiếp 1ml dd NaOH 30% và 1 giọt CuSO4 2%.

    + Lắc đều, quan sát.

- Hiện tượng: Xuất hiện màu tím đặc trưng.

- Giải thích: Cu(OH)2 (tạo từ phản ứng CuSO4 + NaOH) đã phản ứng với 2 nhóm peptit (CO-NH) cho sản phẩm màu tím đặc trưng (màu biure).

PTHH: CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4

Xem đáp án và giải thích
Bài toán tính khối lượng axit nitric cần dùng để điều chế xenlulozơ trinitrat
- Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Để điều chế 53,46 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 60%) cần dùng ít nhất V lít axit nitric 94,5% (D = 1,5 g/ml) phản ứng với xenlulozơ dư. Giá trị của V là


Đáp án:
  • Câu A. 36

  • Câu B. 60

  • Câu C. 24

  • Câu D. 40

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định chất dựa vào phản ứng thủy phân este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thủy phân este có công thức phân tử C4H8O2 (với xúc tác axit), thu được 2 sản phẩm hữu cơ X, Y. Từ X có thể điều chế trược tiếp xa Y. Vậy chất X là:


Đáp án:
  • Câu A. axit fomic

  • Câu B. etyl axetat

  • Câu C. ancol etylic

  • Câu D. ancol metylic

Xem đáp án và giải thích
Cân bằng hóa học là gì? Tại sao nói cân bằng hóa học là cân bằng động?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cân bằng hóa học là gì? Tại sao nói cân bằng hóa học là cân bằng động?


Đáp án:

- Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

- Cân bằng hóa học là cân bằng động vì: Ở trạng thái cân bằng không phải là phản ứng dừng lại, mà phản ứng thuận nghịch và phản ứng nghịch vẫn xảy ra, nhưng tốc độ bằng nhau (Vthuận = Vnghịch). Điều này có nghĩa là trong một đơn vị thời gian số mol chất phản ứng giảm đi bao nhiêu theo phản ứng thuận lại được tạo ra bấy nhiêu theo phản ứng nghịch. Do đó cân bằng hóa học là cân bằng động.

Xem đáp án và giải thích
Tiính khối lượng kết tủa từ phản ứng giữa ion bạc và ion clorua
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm FeCl2 và KCl có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Hòa tan hoàn toàn 16,56 gam X vào nước dư thu được dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị m là


Đáp án:
  • Câu A. 40,92 gam

  • Câu B. 37,80 gam

  • Câu C. 49,53 gam

  • Câu D. 47,40 gam

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…