Đốt hỗn hợp gồm 6,72 lít khí oxi và 7 lít khí amoniac ( đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất ). Sau  phản ứng thu được nhóm các chất nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt hỗn hợp gồm 6,72 lít khí oxi và 7 lít khí amoniac ( đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất ). Sau  phản ứng thu được nhóm các chất nào?



Đáp án:

Phản ứng :      

So sánh tỉ lệ thể tích : 4:3 và 7:6,72 ta thấy dư oxi. Do đó, các chất thu được sau phản ứng là khí nitơ, nước được tạo thành và khí oxi dư.

=> Sau  phản ứng thu được nhóm các chất là khí oxi, khí nitơ và nước .



Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đốt cháy hoàn toàn a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức, mạch hở), thu được b mol CO2 và c mol H2O (b – c = 4a). Hiđro hóa m1 gam X cần 6,72 lít H2 (đktc), thu được 39 gam Y (este no). Đun nóng m1 gam với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m2 chất rắn. Tìm m2 
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức, mạch hở), thu được b mol CO2 và c mol H2O (b – c = 4a). Hiđro hóa m1 gam X cần 6,72 lít H2 (đktc), thu được 39 gam Y (este no). Đun nóng m1 gam với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m2 chất rắn. Tìm m2 


Đáp án:

nH2 = 6,67/22,4 = 0,3 mol

Đốt với hợp chất hữu cơ chứa C, H và O ( nếu có) thì khi đốt cháy ta có:

nCO2 - nH2O = (k-1).nHCHC → k = 5 = 3πC=O + 2πC=C

Mặt khác: 1πC=C + 1H2 → nX = 1/2 nH2 = 0,15 mol

Bảo toàn khối lượng: m1 = 39 – mH2 = 39 - 0,3.2 = 38,4 g

Dễ thấy NaOH dư → nglixerol = nX = 0,15 mol

→ m2 = m1 + mNaOH – mglixerol = 38,4 + 0,7.40 – 0,15.92 = 52,6 g

Xem đáp án và giải thích
Dạng toán liên quan tới phản ứng xà phòng hóa este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

E là este mạch không nhánh chỉ chứa C, H, O, không chứa nhóm chức nào khác. Đun nóng một lượng E với 150ml dung dịch NaOH 1M đến kết thúc phản ứng. Để trung hòa dung dịch được cần 60ml dung dịch HCl 0,5M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hòa được 11,475 gam hỗn hợp hai muối khan và 5,52 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức. Công thức cấu tạo của este là


Đáp án:
  • Câu A. C2H5-COO-C2H5

  • Câu B. CH3CH2CH2-OOC-CH2CH2COOCH3

  • Câu C. HCOOCH3 và CH3COOC2H5

  • Câu D. CH3CH2-OOC-CH2-COO-CH3

Xem đáp án và giải thích
Chất nào làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Chất nào làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường ?


Đáp án:

axetilen làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường.

Xem đáp án và giải thích
Muối cacbonat và ứng dụng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Nhận định nào sau đây là sai?

Đáp án:
  • Câu A. Dùng dung dịch Na2CO3 để làm mất tính cứng của nước nước cứng toàn phần.

  • Câu B. Na2CO3 là nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất thủy tinh, xà phòng.

  • Câu C. Dùng dung dịch Na2CO3 để tẩy sạch vết dầu mỡ bám trên chi tiết máy.

  • Câu D. Na2CO3 là nguyên liệu chính dùng trong y học, công nghệ thực phẩm, chế tạo nước giải khát.

Xem đáp án và giải thích
Có mấy loại oxit?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có mấy loại oxit?


Đáp án:

Gồm 2 loại chính: Oxit axit và oxit bazơ.

1. Oxit axit: Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.

- Ví dụ: CO2, SO2, SO3, P2O5, N2O5...

+ CO2 tương ứng với axit cacbonic H2CO3;

+ SO2 tương ứng với axit sunfurơ H2SO3;

+ P2O5 tương ứng với axit photphoric H3PO4.

2. Oxit bazơ: Là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.

- Ví dụ: K2O, CuO, FeO...

+ K2O tương ứng với bazơ kali hiđroxit KOH.

+ CuO tương ứng với bazơ đồng (II) hiđroxit Cu(OH)2.

+ MgO tương ứng với bazơ magie hiđroxit Mg(OH)2.

Chú ý:

- Một số kim loại nhiều hóa trị cũng tạo ra oxit axit.

Ví dụ: mangan (VII) oxit Mn2O7 là oxit axit, tương ứng với axit pemanganic HMnO4.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…