Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm anđehit malonic, anđehit acrylic và một este đơn chức Y cần 0,72 mol O2, thu được 0,66 mol CO2 và 0,44 mol H2O. Nếu cho m g hỗn hợp X trên tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,06 mol NaOH thì thu được dung dịch Z. Cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, tính khối lượng Ag tối đa thu được 
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm anđehit malonic, anđehit acrylic và một este đơn chức Y cần 0,72 mol O2, thu được 0,66 mol CO2 và 0,44 mol H2O. Nếu cho m g hỗn hợp X trên tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,06 mol NaOH thì thu được dung dịch Z. Cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, tính khối lượng Ag tối đa thu được 


Đáp án:

Anđehit malonic: OHC-CH2-CHO(C3H4O2) :a mol

Andehit acrylic: CH2 = CH-CHO(C3H4O) : b mol

Y cũng có tỉ lệ nC : nH = 3:4

Y là C3nH4nO2 : 0,06 mol

Bảo toàn nguyên tố O: 2a + b + 0,06 .2 + 0,72 .2 = 0,66.2 + 0,44

=> 2a +b =0,2

nCO2 = 3a + 3b + 0,06.3n = 0.66

a+ b + 0,06.n =0,22

Suy ra n= 1l a =0,04; b =0,12

Y là este có CTPT C3H4O2 => CTCT là H-COO-CH=CH2

HCOOCH=CH2 + NaOH → HCOONa + CH3-CHO

nAg = 4nOHC-CH2-CHO + 2nCH2=CH-CHO + 2nH-COONa + 2nCH3-CHO

=4a +2b + 0,06 .2 + 0,06 .2 = 0,64 mol

mAg = 69,12g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li chỉ xảy ra khi
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li chỉ xảy ra khi nào?


Đáp án:

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li chỉ xảy ra khi: Một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng.

Xem đáp án và giải thích
Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng bao nhiêu?


Đáp án:

Gọi số mol NO2 là 4x , số mol của O2 là x mol

→ 46. 4x + 32. x = 6,58 - 4,96 → x = 0,0075 mol

→ nHNO3 = nNO2 = 4x = 0,03 mol

→ pH = -log[H+]= -log 0,1 = 1.

Xem đáp án và giải thích
Phân tử khối trung bình của cao su tự nhiên là 105000. Tính số mắt xích gần đúng của loại cao su trên?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân tử khối trung bình của cao su tự nhiên là 105000. Tính số mắt xích gần đúng của loại cao su trên?


Đáp án:

Cao su tự nhiên được cấu tạo từ các mắt xích là polime của isoprene (-C5H8-)

Suy ra số mắt xích bằng 105000: 68 ≈ 15444

Xem đáp án và giải thích
 Cho m gam Mg vào 1 lít dung dịch Cu(NO3)2 0,1M và Fe(NO3)2 0,1M. Sau phản ứng thu được 9,2 gam chất rắn và dung dịch B. Tìm giá trị của m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho m gam Mg vào 1 lít dung dịch Cu(NO3)2 0,1M và Fe(NO3)2 0,1M. Sau phản ứng thu được 9,2 gam chất rắn và dung dịch B. Tìm giá trị của m?


Đáp án:

nCu(NO3)2 = 0,1.1 = 0,1 mol; nFe(NO3)2 = 0,1.1 = 0,1 mol

Mg phản ứng trước với Cu(NO3)2 sau đó phản ứng với Fe(NO3)2.

Giả sử Mg phản ứng vừa đủ với Cu(NO3)2, khi đó:

mrắn = mCu = 0,1.64 = 6,4 gam < 9,2 gam

Giả sử Mg phản ứng vừa đủ với 2 dd trên, khi đó:

mrắn = mCu + mFe = 0,1.56 + 0,1.64 = 12 gam > 9,2 gam

→ Cu(NO3)2 phản ứng hết, Fe(NO3)2 phản ứng một phần.

mFe = 9,2 – 6,4 = 2,8 gam → nFe = nFe(NO3)2 pư = 2,8: 56 = 0,05 mol.

→ Bảo toàn e: nMg.2 = 0,05.2 + 0,1.2 → nMg = 0,15 mol → mMg = 0,15.24 = 3,6 gam.

Xem đáp án và giải thích
Cho dung dịch A chứa hỗn hợp FeSO4 và Fe2(SO4)3 trong môi trường H2SO4 loãng. Lấy 25,00 ml A rồi chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4 0,025 M thì hết 18,15 ml dung dịch đó. Lại lấy 25,00 ml A nữa rồi thêm vào đó lượng dư dung dịch NH3, lọc, rửa kết tủa, nung kết tủa trong không khí ở nhiệt độ cao đến khi khối lượng không đổi, cân được 1,2 gam. a. Viết các phương trình hóa học. b. Tính nồng độ mol của các muối sắt.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho dung dịch A chứa hỗn hợp FeSO4 và Fe2(SO4)3 trong môi trường H2SO4 loãng. Lấy 25,00 ml A rồi chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4 0,025 M thì hết 18,15 ml dung dịch đó. Lại lấy 25,00 ml A nữa rồi thêm vào đó lượng dư dung dịch NH3, lọc, rửa kết tủa, nung kết tủa trong không khí ở nhiệt độ cao đến khi khối lượng không đổi, cân được 1,2 gam.

a. Viết các phương trình hóa học.

b. Tính nồng độ mol của các muối sắt.


Đáp án:

a. 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O (1)

FeSO4 + 2NH3 + 2H2O → Fe(OH)2 + (NH4)2SO4 (2)

Fe2(SO4)3 + 6NH3 + 6H2O → 2Fe(OH)3 + 3(NH4)2SO4 (3)

4Fe(OH)2 + O2 --t0--> 2Fe2O3 + 4H2O (4)

2Fe(OH)3   --t0--> Fe2O3  + 3H2O  (5)

b. Theo (1) nKMnO4 = 0,025.0,01815 = 4,5375.10-4 mol

nFeSO4 = 5nKMnO4 = 2,26875. 10-3 mol

CMFeSO4 = 2,26875. 10-3    : 0,025 = 0,09 M

Theo (2), (4):

nFe2O3 =  2,26875. 10-3   : 2 = 1,134.10-3 mol

   Tổng nFe2O3 = 1,2 : 160 = 7,5.10-3 mol

 nFe2O3 (5) = 7,5.10-3 – 1,134.10-3 = 6,366.10-3 mol = nFe2(SO4)3 (3)

CM(Fe2(SO4)3) =   6,366.10-3   : 0,025 = 0,255 M              

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…