Đốt cháy hoàn toàn khí etilen (C2H4), thu được 15,5g hỗn hợp sản phẩm gồm khí cacbonic và hơi nước. Tính thể tích khí etilen (đktc) đã đốt cháy
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn khí etilen (C2H4), thu được 15,5g hỗn hợp sản phẩm gồm khí cacbonic và hơi nước. Tính thể tích khí etilen (đktc) đã đốt cháy


Đáp án:

Gọi nC2H4 = a mol

C2H4 + 3O2 --t0--> 2CO2 ↑ + 2H2O

a →                          2a               2a (mol)

mCO2 + mH2O = 2a.(44+18) = 124a = 15,5g

→ a = 0,125 mol

VC2H4 = 0,125.22,4 = 2,8 lít

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hòa tan hết 0,81 gam bột nhôm vào 550ml dung dịch HCl 0,2M thu được dung dịch A. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,5M cần thêm vào dung dịch A để thu được lượng kết tủa lớn nhất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hòa tan hết 0,81 gam bột nhôm vào 550ml dung dịch HCl 0,2M thu được dung dịch A. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,5M cần thêm vào dung dịch A để thu được lượng kết tủa lớn nhất.


Đáp án:

Số mol Al = 0,81/27 = 0,03 (mol); số mol HCl = 0,55.0,2 = 0,11 (mol)

 

Dung dịch A thu được gồm AlCl3 = 0,03 mol; HCl = 0,11 - 0,09 = 0,02 mol.

    Để có lượng kết tủa lớn nhất:

    Thể tích dung dịch NaOH cần dùng = (0,02+0,09)/0,5 = 0,22 (lít)

 

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình điện li của các chất sau: K2S, Na2HPO4, NaH2PO4, Pb(OH)2, HBrO, HF, HClO4.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình điện li của các chất sau: K2S, Na2HPO4, NaH2PO4, Pb(OH)2, HBrO, HF, HClO4.


Đáp án:

a. K2S → 2K+ + S2-

b. Na2HPO4 → 2Na+ + HPO42-

HPO42- ⇆ H+ + PO43-

c. NaH2PO4 → Na+ + H2PO4-

H2PO4- ⇆ H+ + HPO42-

HPO42- ⇆ H+ + PO43-

d. Pb(OH)2 ⇆ Pb2+ + 2OH-

Hoặc H2PbO2 ⇆ 2H+ + PbO22-

e. HBrO ⇆ H+ + BrO-

g. HF ⇆ H+ + F-

h. HClO4 ⇆ H+ + ClO4-

Xem đáp án và giải thích
Ancol
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp X gồm ba ancol, cần dùng vừa đủ V lít O2, thu được H2O và 12,32 lít CO2. Mặt khác, cho 0,5 mol X trên tác dụng hết với Na, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 12,32 lít H2. Các thể tích khí đều đo ở đktc. Giá trị của V gần nhất với

Đáp án:
  • Câu A. 12,31.

  • Câu B. 15,11.

  • Câu C. 17,91.

  • Câu D. 8,95.

Xem đáp án và giải thích
Trong bảng tuần hoàn, các nhóm A nào gồm hầu hết các nguyên tố kim loại, nhóm A nào gồm hầu hết các nguyên tố là phi kim, nhóm A nào gồm các nguyên tố khí hiếm. Đặc điểm số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử trong các nhóm trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong bảng tuần hoàn, các nhóm A nào gồm hầu hết các nguyên tố kim loại, nhóm A nào gồm hầu hết các nguyên tố là phi kim, nhóm A nào gồm các nguyên tố khí hiếm. Đặc điểm số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử trong các nhóm trên.


Đáp án:

Nhóm A:

- Số thứ tự của nhóm trùng với số electron ở lớp ngoài cùng (cũng đồng thời là số electron hóa trị) của nguyên tử thuộc các nguyên tố trong nhóm.

- Nhóm A có cả nguyên tố thuộc chu kì nhỏ và chu kì lớn.

- Các nguyên tố ở nhóm IA, IIA được gọi là nguyên tố s. Các nguyên tố ở nhóm IIIA đến VIIIA được gọi là nguyên tố p. Trong bảng tuần hoàn, nhóm IA, IIA, IIIA gồm hầu hết các nguyên tố là kim loại, nhóm VA, VIA, VIIA gồm hấu hết các nguyên tố là phi kim. Nhóm VIIIA gồm các khí hiếm.

- Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử thuộc nguyên tố nằm trong từng nhóm A trùng với số thứ tự của nhóm.

Xem đáp án và giải thích
Ngành sản xuất nào sau đây không thuộc về công nghiệp silicat?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Ngành sản xuất nào sau đây không thuộc về công nghiệp silicat?

 





Đáp án:
  • Câu A. Đồ gốm.

  • Câu B. Xi măng.

  • Câu C. Thuỷ tinh thường.

  • Câu D. Thuỷ tinh hữu cơ.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…