Đốt cháy hoàn toàn 1,18g amin đơn chức X bằng 1 lượng không khí vừa đủ, dẫn toàn bộ lượng hỗn hợp khí sau phản ứng vào bình đựng Ca(OH)2 dư, được 6g kết tủa và có 9,632 lít khí (đktc) duy nhất thoát ra khỏi bình. Tìm CTPT của X
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 1,18g amin đơn chức X bằng 1 lượng không khí vừa đủ, dẫn toàn bộ lượng hỗn hợp khí sau phản ứng vào bình đựng Ca(OH)2 dư, được 6g kết tủa và có 9,632 lít khí (đktc) duy nhất thoát ra khỏi bình. Tìm CTPT của X


Đáp án:

Gọi CTPT của amin là CxHyN

mkết tủa = mCaCO3 = 6 g ⇒ nCO2 = 6/100 = 0,06 mol

Khí còn lại là N2 ⇒ nN2 = 0,43 mol (Gồm N2 trong không khí và N2 sinh ra do đốt amin)

Đặt số mol amin là a ⇒ nN2 (amin) = a/2 mol ⇒ nN2 (không khí) = 0,43 – a/2 (mol)

Mà trong không khí, nO2 = 1/4 nN2 ⇒ nO2 phản ứng = 1/4. (0,43 – a/2) mol

Bảo toàn Khối lượng ⇒ mH (amin) = 1,18 – 0,06.12 – a.14 = 0,46 – 14a

⇒ nH2O = (0,46 – 14a)/2

Ta có: 2nCO2 + nH2O = 2nO2 ⇔ 2. 0,06 + (0,46 – 14a)/2 = 2. 1/4 (0,43 – a/2)

⇒ a = 0,02 mol ⇒ Mamin = 1,8/0,02 = 59 (C3H9N)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

So sánh độ tan trong nước và nhiệt độ sôi của các chất sau : propan-1-ol, etanol, butan-1-ol và đimetyl ete.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

So sánh độ tan trong nước và nhiệt độ sôi của các chất sau : propan-1-ol, etanol, butan-1-ol và đimetyl ete.



Đáp án:

Dùng liên kết hiđro giải thích

Độ tan giảm dần theo dãy : etanol, propan-1-ol, butan-1-ol, đimetyl ete

Nhiệt độ sôi tăng dần theo dãy : ddimetyl ete, etanol, propan-1-ol, butan-1-ol.




Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích vì sao. a) Trong hợp chất cộng hóa trị với những nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn, các nguyên tố trong nhóm oxi có số oxi hóa là -2? b) Trong hợp chất cộng hóa trị với những nguyên tố có độ âm điện lớn hơn, các nguyên tố trong nhóm oxi (S, Se, Te) có số oxi hóa là +4 và cực đại là +6?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích vì sao.

a) Trong hợp chất cộng hóa trị với những nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn, các nguyên tố trong nhóm oxi có số oxi hóa là -2?

b) Trong hợp chất cộng hóa trị với những nguyên tố có độ âm điện lớn hơn, các nguyên tố trong nhóm oxi (S, Se, Te) có số oxi hóa là +4 và cực đại là +6?


Đáp án:

a) Trong hợp chất cộng hóa trị của các nguyên tố nhóm oxi với những nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn, cặp electron chung lệch về phía các nguyên tố có độ âm điện lớn hơn, theo quy ước sẽ là nguyên tử mang một phần điện tích âm vì vậy có số oxi hóa âm. (-2).

b) Trong hợp chất cộng hóa trị của các nguyên tố S, Se, Te với những nguyên tố có độ âm điện lớn hơn, cặp electron chung lệch về phía nguyên tố có độ âm điện lớn hơn vì vậy S, Se, Te có số oxi hóa dương. Vì S, Se, Te có phân lớp d, ở trạng thái kích thích S, Se, Te có thể có 4 hoặc 6 electron độc thân tham gia liên kết nên S, Se, Te có số oxi hóa +4, +6.

Xem đáp án và giải thích
Cho từ từ 200 ml dung dịch HCl 1,0M vào 200 ml dung dịch chứa NaHCO3 và Na2CO3 thu được 1,12 lít CO2 (đktc). Nồng độ của Na2CO3 là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho từ từ 200 ml dung dịch HCl 1,0M vào 200 ml dung dịch chứa NaHCO3 và Na2CO3 thu được 1,12 lít CO2 (đktc). Nồng độ của Na2CO3 là bao nhiêu?


Đáp án:

Phản ứng: 1 HCl + Na2CO3 → NaHCO3 + NaCl

2 HCl + NaHCO3 → NaCl + H2O + CO2

Xét phản ứng 2: nCO2 = nHCl (p/ư 1)= 0,02 - 0,05 = 0,15 mol

Vậy: CM (Na2CO3) = 0,15/0,2 = 0,75 (M)

Xem đáp án và giải thích
Ống nghiệm A chứa dung dịch KOH, ống nghiệm B chứa dung dịch H2SO4, ống nghiệm C chứa KMnO4, ống nghiệm D chứa nước brom. Cho vào mỗi ống nghiệm đó 1ml octan lắc đều rồi để yên. Dự đoán hiện tượng xảy ra ở mỗi ống nghiệm và giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ống nghiệm A chứa dung dịch KOH, ống nghiệm B chứa dung dịch H2SO4, ống nghiệm C chứa KMnO4, ống nghiệm D chứa nước brom. Cho vào mỗi ống nghiệm đó 1ml octan lắc đều rồi để yên. Dự đoán hiện tượng xảy ra ở mỗi ống nghiệm và giải thích.


Đáp án:

Octan không tác dụng với các hóa chất này, tuy nhiên vẫn có hiện tượng tách lớp và hòa tan vào nhau.

- Ống nghiệm A, B, C có hiện tượng tách lớp vì octan không tan trong các hóa chất này.

- Ống nghiệm D màu dung dịch brom nhạt dần do octan tan trong dung dịch brom.

Xem đáp án và giải thích
Biết 0,01 mol hidrocacbon A làm mất màu vừa đủ 100ml dung dịch brom 0,1M. Vậy A là hidrocacbon nào
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Biết 0,01 mol hidrocacbon A làm mất màu vừa đủ 100ml dung dịch brom 0,1M. Vậy A là hidrocacbon nào ?


Đáp án:

nA = 0,01 mol

nBr2 = 0,1. 0,1 = 0,01 mol

nA = nBr2 = 0,01 mol ⇒ chứng tỏ trong phân tử Hiđrocacbon có 1 nối đôi. Vậy Hiđrocacbon A là C2H4.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…