Đốt cháy hoàn toàn 1,08 gam Al bằng lượng dư khí O2, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
BTNT Al: nAl2O3 = 1/2nAl = 0,02 mol
=> mrắn = 2,04 gam
Câu A. C6H5COOCH3
Câu B. CH3COOCH2C6H5.
Câu C. HCOOC2H5.
Câu D. CH2=CHCOOC6H5.
Có các phát biểu sau:
(a) Mọi este khi xà phòng hóa đều tạo ra muối và ancol.
(b) Fructozơ có nhiều trong mật ong.
(d) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa các aminoaxit là liên kết peptit.
(c) Amilopectin, tơ tằm, lông cừu là polime thiên nhiên.
(d) Cao su Buna–S được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(f) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.
(g) Protein dạng sợi dễ dàng tan vào nước tạo thành dung dịch keo.
(h) Amilozơ và amilopectin đều có các liên kết α-1,4-glicozit.
Số phát biểu đúng là
(a) Sai, Một số este khi xà phòng hóa đều tạo ra muối và ancol.
(d) Sai, Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa các α-aminoaxit là liên kết peptit.
(d) Sai, Cao su Buna–S được điều chế bằng phản ứng đồng trùng hợp.
(f) Sai, Tinh bột và xenlulozơ không là đồng phân của nhau.
(g) Sai, Protein hình cầu dễ dàng tan vào nước tạo thành dung dịch keo.
Số phát biểu đúng là 4.
Điện phân một dung dịch AgNO3 trong thời gian 15 phút với cường độ dòng điện là 5 ampe. Để làm kết tủa hết ion Ag+ còn lại trong dung dịch sau điện phân, cần dùng 25 ml dung dịch NaCl 0,4M.
a. Viết phương trình điện phân và phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
b. Tính khối lượng Ag thu được ở catot.
c. Tính khối lượng AgNO3 có trong dung dịch ban đầu.
a. Sơ đồ điện phân và các phương trình hóa học đã xảy ra :
Sơ đồ:
Catot (-) <------ Cu(NO3)2 dd-------> Anot (+)
Ag+, H2O NO3-, H2O
Ag+ + e --> Ag 2H2O ---> O2 + 4H+ + 4e
4AgNO3 + 2H2O → 4Ag + 4HNO3 + O2 (đpdd)
AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3
b.
mAg = [108.5.15.60]/965000 = 5,04 g
c. nNaCl = 0,025.0,4 = 0,01 mol
=> nAg = 5,04/108
Theo (1): nAgNO3 = nAg ≈ 0,0466
Theo (2): nAgNO3 = nNaCl = 0,01
⇒ nAgNO3 ban đầu ≈ 0,0566
⇒ Khối lượng AgNO3 ban đầu : 0,0566.170 ≈ 9,62 gam.
Có các mẫu phân đạm sau : NH4Cl (đạm một lá), NH4NO3(đạm hai lá), NaNO3 (đạm nitrat) và (NH4)2SO4 (đạm sunfat). Trình bày cách phân biệt các mẫu phân đạm trên.
Hoà tan vào nước được các dung dịch.
Cho quỳ tím vào mỗi dung dịch. Dung dịch NaNO3 không làm đổi màu quỳ tím ; 3 dung dịch còn lại làm quỳ tím chuyển thành màu hồng nhạt.
Cho dung dịch BaCl2 vào 3 dung dịch còn lại. Dung dịch (NH4)2SO4 tạo kết tủa trắng.
Nhỏ dung dịch AgNO3 vào 2 dung dịch còn lại. Dung dịch NH4Cl tạo kết tủa trắng. Còn lại là NH4NO3.
Dùng 100 tấn quặng Fe3O4 để luyện gang (95% sắt). Tính khối lượng gang thu được. Cho biết hàm lượng Fe3O4 trong quặng là 80%. Hiệu suất quá trình phản ứng là 93%.
Khối lượng Fe3O4 : 100 x 80 / 100 = 80 tấn
Trong 232 tấn Fe3O4 có 168 tấn Fe
80 tấn Fe3O4 có y tấn Fe
y = 57,931 (tấn)
Khối lượng Fe để luyện gang : 57,931 x 93/100 = 53,876 tấn
Khối lượng gang thu được : 53,876 x 100 / 95 = 56,712 tấn
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.