Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp gồm metylamin, đimetylamin và trimetylamin cần dùng 0,78 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 dẫn qua dung dịch KOH đặc, dư thấy khối lượng dung dịch tăng m gam. Biết độ tan của nitơ đơn chất trong H2O là không đáng kể. Tìm m?
Quy đổi hỗn hợp thành CH2 (a mol) và NH3 (0,2 mol)
⇒nO2 = 1,5a + 0,75.0,2 = 0,78 mol ⇒ a = 0,42 mol
⇒ nCO2 = a = 0,42 mol và nH2O = a + 0,2.1,5 = 0,72 mol
m tăng = mCO2 + mH2O = 31,44g
Chia 7,8 gam hỗn hợp ancol etylic và ancol đồng đẳng R-OH thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với Na (dư) thu được 1,12 lít H2 (đktc). Phần 2 cho tác dụng với 30 gam CH3COOH (có mặt H2SO4 đặc). Tính tổng khối lượng este thu được, biết hiệu suất phản ứng este hoá đều bằng 80%.
Gọi CTPT chung của hỗn hợp 2 ancol là ROH
Phần 1: nH2 = 1,12/22,4 = 0,05 mol → nROH = 2nH2 = 2. 0,05 = 0,1 mol
MROH = 3,9/0,1 = 39 → R = 39 - 17 = 22
nCH3COOH = 0,5 ⇒ nCH3COOR = nROH = 0,1 mol
→ meste = 0,1.(15 + 44 + 22).0,8 = 6,48 g.
Chỉ được dùng một kim loại, hãy trình bày cách phân biệt các dung dịch muối sau đây : NH4NO3, (NH4)2SO4, K2SO4. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
Dùng kim loại bari để phân biệt các dung dịch muối : NH4NO3, (NH4)2SO4, K2SO4.
Lấy mỗi dung dịch một ít (khoảng 2-3 ml) vào từng ống nghiệm riêng. Thêm vào mỗi ống một mẩu nhỏ kim loại. Đầu tiên kim loại bari phản ứng với nước tạo thành Ba(OH)2, rồi Ba(OH)2 phản ứng với dung dịch muối.
- Ở ống nghiệm nào có khí mùi khai (NH3) thoát ra, ống nghiệm đó đựng dung dịch NH4NO3 :
- Ở ống nghiệm nào có kết tủa trắng (BaS04) xuất hiện, ống nghiệm đó đựng dung dịch K2SO4 :
- Ở ống nghiệm nào vừa có khí mùi khai (NH3) thoát ra, vừa có kết tủa trắng (BaS04) xuất hiện, ống nghiệm đó đựng dung dịch (NH4)2S04 :
a) Cacbohidrat là gì? Có mấy loại cacbohidrat quan trọng?
b) Nêu định nghĩa từng loại cacbohidrat và lấy thí dụ minh họa?
Cacbonhiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức thường có công thức chung là Cn(H2O)m
Có ba loại cacbohiđrat:
Monosaccarit: Là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất không thể thủy phân được. Thí dụ: glucozơ, fructozơ
Đisaccarit: Là nhóm cacbohiđrat mà khi thủy phân sinh ra 2 phân tử monosaccarit. Thí dụ: saccarozơ, mantozơ
Polisaccarit: Là nhóm cacbohiđrat phức tạp mà khi thủy phân đến cùng sinh ra nhiều phân tử monosaccarit. Thí dụ: tinh bột, xenlulozơ
Bản chất của ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học có gì giống và khác nhau?
Giống nhau: Đều là sự phá hủy kim loại do phản ứng oxi hóa -khử.
Khác nhau:
+ Ăn mòn háa học do phản ứng trực tiếp, electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.
+ Ăn mòn điện hóa do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng điện
Từ Al2O3 và các dung dịch KOH, H2SO4, viết phương trình hoá học của các phản ứng dùng để điều chế phèn chua.
2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O
Cô cạn dung dịch được tinh thể K2SO4 khan
Al2O3 + 3H2SO4 → A12(SO4)3 + 3H2O
Cô cạn dung dịch thu được tinh thể Al2(SO4)3.18H2O
- Hoà tan 1 mol K2SO4 vào nước cất.
- Hoà tan 1 mol Al2(SO4)3.18H2O vào cốc nước cất khác.
- Đun nóng cả hai dung dịch, trộn 2 dung dịch với nhau rồi khuấy mạnh, sau đó để nguội, một thời gian thấy dung dịch bị vẩn đục, các tinh thể K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O sẽ tách ra.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.