Đốt 6,7 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Cu và Ag trong không khí. Sau phản ứng thu được 8,7 gam hỗn hợp chất rắn Y. Hoà tan Y bằng dung dịch HCl dư thấy còn lại 2,7 gam một chất rắn. a) Viết các phương trình hoá học. b) Tính thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để hoà tan Y.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt 6,7 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Cu và Ag trong không khí. Sau phản ứng thu được 8,7 gam hỗn hợp chất rắn Y. Hoà tan Y bằng dung dịch HCl dư thấy còn lại 2,7 gam một chất rắn.

a) Viết các phương trình hoá học.

b) Tính thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để hoà tan Y.


Đáp án:

a) Phương trình hoá học của phản ứng :

Ag không tác dụng với oxi, không tác dụng với dung dịch HCl nên 2,7 garn chất rắn không tan là Ag.

Hỗn hợp kim loại với oxi.

4Al + 3O2 → 2Al2O3

3Fe + 2O2 → Fe3O4

2Cu + O2 → 2CuO

Hỗn hợp chất rắn Y với dung dịch HCl

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H20

Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H20

CuO + 2HCl → CuCl2 + H20

So sánh các phản ứng của hỗn hợp X với oxi và hỗn hợp Y với dung dịch HCl, ta thấy :

nHCl = 2ntrong oxit ; mO2 = 8,7 - 6,7 = 2g

nO(trong oxit) = 0,125 mol; nHCl = 0,25 mol

VHCl = 0,25/2 = 0,125l

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Một hỗn hợp A nặng 7,2 gam gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại kiềm thổ. Hoà tan hết A bằng H2SO4 loãng thu được khí B, cho B hấp thụ hết vào 450 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M được 15,76 gam kết tủa. Nếu thêm nước vôi trong vào dung dịch sau phản ứng lại thấy có kết tủa xuất hiện. Kim loại chắc chắn có mặt trong hỗn hợp A là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một hỗn hợp A nặng 7,2 gam gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại kiềm thổ. Hoà tan hết A bằng H2SO4 loãng thu được khí B, cho B hấp thụ hết vào 450 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M được 15,76 gam kết tủa. Nếu thêm nước vôi trong vào dung dịch sau phản ứng lại thấy có kết tủa xuất hiện. Kim loại chắc chắn có mặt trong hỗn hợp A là kim loại nào?


Đáp án:

Đặt công thức chung 2 muối cacbonat là MCO3 với số mol là x

Phản ứng: MCO3 + H2SO4 → MSO4 + H2O + CO2

CO2 phản ứng với dung dịch Ba(OH)2

nBaCO3 = 0,08 mol; nBa(OH)2 = 0,09 mol

dung dịch sau phản ứng có phản ứng kết tủa với nước vôi trong => trong dung dịch có muối axit

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O

2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2

Tính ra nCO2 = 0,1 = nMCO3 => M = 12

Kim loại chắc chắn có mặt trong hỗn hợp là Be

Xem đáp án và giải thích
Tinh chế NaCl có lẫn NaBr, NaI, Na2CO3.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tinh chế NaCl có lẫn NaBr, NaI, Na2CO3.


Đáp án:

Hòa tan hỗn hợp vào nước tạo thành dung dịch hỗn hợp NaCl, NaBr, NaI, Na2CO3.

Thổi khí HCl vào chỉ có Na2CO3 phản ứng:

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O

Thổi tiếp Cl2 (có dư) vào:

2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2

2NaI + Cl2 → 2NaCl + I2

Cô cạn dung dịch H2O, Br2, I2 bay hơi hết còn lại NaCl nguyên chất.

Xem đáp án và giải thích
Nhận biết
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phản ứng của NH3 với Cl2 tạo ra "khói trắng" , chất này có công thức hoá học là

Đáp án:
  • Câu A. HCl

  • Câu B. N2

  • Câu C. NH4Cl

  • Câu D. NH3

Xem đáp án và giải thích
Cho phenol tác dụng với hidro có xúc tác Ni và đun nóng thì thu được xiclohexanol. Viết phương trình hóa học của phản ứng và đề nghị phương pháp tách lấy xiclohexanol và thu hồi phenol còn dư (dựa vào tính chất vật lí và hóa học).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho phenol tác dụng với hidro có xúc tác Ni và đun nóng thì thu được xiclohexanol. Viết phương trình hóa học của phản ứng và đề nghị phương pháp tách lấy xiclohexanol và thu hồi phenol còn dư (dựa vào tính chất vật lí và hóa học).


Đáp án:

- C6H5OH + 3H2→C6H11OH

- Cho hỗn hợp C6H5OH và C6H11OH tác dụng với dung dịch NaOH đặc. Phenol tác dụng tạo muối, tác lớp chìm xuống dưới, C6H11OH không phản ứng nổi lên trên. Chiết thu được C6H11OH và C6H5ONa. Thổi khí CO2 vào dung dịch C6H5ONa. Phenol tách lớp nổi lên trên, chiết thu được phenol.

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

C6H5ONa + CO2+H2O → C6H5OH + NaHCO3

Xem đáp án và giải thích
Cho 6g kẽm hạt vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 4M (dư) ở nhiệt độ thường. Nếu giữ nguyên các điều kiện khác, chỉ biến đổi một trong các điều kiện sau đây thì tốc độ phản ứng biến đổi như thế nào (tăng lên, giảm xuống hay không đổi)? a) Thay 6g kẽm hạt bằng 6g kẽm bột. b) Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M. c) Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ phản ứng là 50oC. d) Dùng thể tích dung dịch H2SO4 4M lên gấp đôi ban đầu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 6g kẽm hạt vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 4M (dư) ở nhiệt độ thường.

Nếu giữ nguyên các điều kiện khác, chỉ biến đổi một trong các điều kiện sau đây thì tốc độ phản ứng biến đổi như thế nào (tăng lên, giảm xuống hay không đổi)?

a) Thay 6g kẽm hạt bằng 6g kẽm bột.

b) Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M.

c) Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ phản ứng là 50oC.

d) Dùng thể tích dung dịch H2SO4 4M lên gấp đôi ban đầu.


Đáp án:

a) Tốc độ phản ứng tăng lên (tăng diện tích bề mặt).

b) Tốc độ phản ứng giảm xuống (giảm nồng độ chất phản ứng).

c) Tốc độ phản ứng tăng.

d) Tốc độ phản ứng không thay đổi.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…