Điện phân dung dịch bạc nitrat với cường độ dòng điện là 1,5 A, thời gian 30 phút, khối lượng bạc thu được là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân dung dịch bạc nitrat với cường độ dòng điện là 1,5 A, thời gian 30 phút, khối lượng bạc thu được là



Đáp án:

Áp dụng định luật Faraday m = A.I.t/n.F=108.1,5.30.60/(1.96500)= 3,02 gam.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài toán liên quan tới phản ứng thủy phân hỗn hợp peptit
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm 3 peptit A, B, C đều mạch hở có tổng khối lượng là m và có tỷ lệ số mol là nA : nB : nC = 2:3:5 . Thủy phân hoàn toàn X thu được 60 gam Glyxin; 80,1 gam Alanin và 117 gam Valin. Biết số liên kết peptit trong C, B, A theo thứ tự tạo nên 1 cấp số cộng có tổng là 6. Giá trị của m là:


Đáp án:
  • Câu A. 256,2g

  • Câu B. 262,5g

  • Câu C. 252,2g

  • Câu D. 226,5g

Xem đáp án và giải thích
Xà phóng hóa chất béo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol?

Đáp án:
  • Câu A. Benzyl axetat.

  • Câu B. Tristearin

  • Câu C. Metyl fomat

  • Câu D. Metyl axetat

Xem đáp án và giải thích
 Cho các phản ứng sau, những phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử? S + O2 --t0--> SO2 (1) CaCO3 --t0--> CaO + CO2 (2) 2H2 + O2 --t0--> 2H2O (3) NH3 + HCl → NH4Cl (4)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho các phản ứng sau, những phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử?

S + O2 --t0--> SO2 (1)

CaCO3 --t0--> CaO + CO2 (2)

2H2 + O2 --t0--> 2H2O (3)

NH3 + HCl → NH4Cl (4)


Đáp án:

Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử. Những phản ứng oxi hóa – khử là:

S + O2 --t0--> SO2 (1)

2H2 + O2 --t0--> 2H2O (3)

Xem đáp án và giải thích
Cho biết khí cacbon đioxit (còn gọi là khí cacbonic) là chất có thể làm đục nước vôi trong. Làm thế nào để nhận biết được khí này có trong hơi thở ra.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho biết khí cacbon đioxit (còn gọi là khí cacbonic) là chất có thể làm đục nước vôi trong. Làm thế nào để nhận biết được khí này có trong hơi thở ra.

 

Đáp án:

Để có thể nhận biết được khí CO2 có trong hơi thở của ra, ta làm theo cách sau: Lấy một ly thủy tinh có chứa nước vôi trong, cắm ống hút vào cốc. Lưu ý, một đầu ống hút ngập trong dung dịch và thổi hơi thở vào dung dịch qua đầu còn lại của ống hút. Quan sát, ta thấy ly nước vôi bị vẩn đục. Vậy trong hơi thở có khí cacbonic đã làm đục nước vôi trong.

Xem đáp án và giải thích
Hãy trình bày phương pháp hoá học để điều chế từng kim loại từ hỗn hợp muối sau : a)  AgNO3 và Pb(NO3)2. b)   AgNO3 và Cu(NO3)2. c)   AgNO3, Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy trình bày phương pháp hoá học để điều chế từng kim loại từ hỗn hợp muối sau :

a)  AgNO3 và Pb(NO3)2.

b)   AgNO3 và Cu(NO3)2.

c)   AgNO3, Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2.

 


Đáp án:

a) Ngâm lá Pb (dư) trong dung dịch hỗn hợp được Ag. Từ dung dịch Pb(NO3)2 có thể dùng phương pháp điện phân hoặc dùng kim loại mạnh hơn Pb để đẩy Pb ra khỏi dung dịch muối.

b) Ngâm lá Cu (dư) trong dung dịch hỗn hợp, được Ag và dung dịch Cu(NO3)2. Dùng phương pháp điện phân hoặc kim loại mạnh để đẩy Cu.

c) Trước hết, ngâm lá Cu (dư) trong dung dịch được Ag và dung dịch hỗn hợp hai muối là Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2. Sau đó ngâm lá Pb (dư) trong dung dịch hỗn hợp, được Cu và dung dịch Pb(NO3)2. Từ dung dịch Pb(NO3)2 có thể điều chế Pb bằng phương pháp điện phân hoặc dùng kim loại mạnh để đẩy Pb.

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…