Để đốt cháy hoàn toàn 1,45 g một ankan phải dùng vừa hết 3,64 lít (lấy ở đktc).
1. Xác định công thức phân tử của ankan đó.
2. Viết công thức cấu tạo các đổng phân ứng với công thức phân tử đó. Ghi tên tương ứng.
1.
Theo phương trình : Cứ (14n + 2) gam ankan tác dụng với ( mol O2
Theo đề bài : Cứ 1,45 gam ankan tác dụng với mol O2
(14m + 2)/1,45 = (3n + 1)/3,25.10-1 => n = 4
=> CTPT: C4H10
2.
CTCT : CH3 -CH2 -CH2 -CH3 : butan
Cho 6 gam một este của axit cacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Tên gọi của este đó?
Đáp ánX là este của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và ancol no, đơn chức, mạch hở
X là este, no đơn chức, mạch hở có công thức phân tử là CnH2nO2
neste = nNaOH = 1.0,1 = 0,1 mol
Meste = 6/0,1 = 60 → 14n + 32 = 60 → n = 2
Công thức phân tử của X là C2H4O2
este X là HCOOCH3: metyl fomat
Câu A. Các kim loại Na, K, Ba có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối.
Câu B. Phương pháp cơ bản điều chế kim loại kiềm thổ là điện phân nóng chảy muối clorua của chúng.
Câu C. Nhiệt độ nóng chảy của các kim loại kiềm giảm dần từ Li & Cs.
Câu D. Tất cả các nguyên tố kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước giải phóng khí H2.
Bài 47 : Bài thực hành 6 : Tính chất của anđehit và axit cacboxylic
1. Dụng cụ thí nghiệm: Ống nghiệm, ống nhỏ giọt, cốc thủy tinh 100ml, đũa thủy tinh, đèn cồn, giá thí nghiệm, giá để ống nghiệm.
2. Hóa chất: Andehit fomic, axit axetic đặc, H2SO4 đặc, dung dịch AgNO3 1%, dung dịch NH3, dung dịch Na2CO3 đặc, dung dịch NaCl bão hòa, giấy quỳ.
Thí nghiệm 1: Phản ứng tráng bạc
a) Cách tiến hành:
+ Cho 1ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch, lắc nhẹ
+ Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 2M vào ống nghiệm đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết.
+ Nhỏ tiếp 3-5 giọt dung dịch andehit fomic, sau đó đun nóng nhẹ hỗn hợp trong 2 phút ở khoảng 60-70oC
b) Hiện tượng: Có 1 lớp kim loại màu xám bám vào ống nghiệm, đó chính là Ag
c) Giải thích: Cation Ag+ tạo phức với NH3, phức này tan trong nước, andehit khử ion bạc trong phức đó tạo thành kim loại bạc bám vào thành ống nghiệm
Phương trình pư:
HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag↓ + 4NH4NO3
Thí nghiệm 2: Phản ứng của axit axetic với quỳ tím, natri cacbonat
a) Tác dụng của axit axetic với giấy quỳ tím:
Cách tiến hành: Nhúng đầu thủy tinh vào dung dịch axit axetic 10% sau đó chấm vào mẫu giấy quỳ tím.
Hiện tượng: Giấy quỳ hóa hồng do trong nước axit axetic phân li như sau
CH3COOH ⇋ CH3COO- + H+
b) Phản ứng của axit axetic với Na2CO3
Cách tiến hành: Rót 1-2ml dung dịch axit axetic đậm đặc vào ống nghiệm đựng 1-2ml dung dịch Na2CO3 đặc. Đưa que diêm đang cháy vào miệng ống nghiệm.
Hiện tượng: Ống nghiệm sủi bọt khí, que diêm đang cháy vụt tắt. Do trong ống nghiệm xảy ra phản ứng sau:
2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2↑ + H2O
Hai đồng phân A và B chỉ chứa C, H và O. đốt cháy hoàn toàn 1,38 g A thu được 1,344 lít khí CO2 (đktc) và 1,62 gam nước. tỉ khối hơi so với hidro bằng 23. A tác dụng với natri giải phóng hidro còn B không phản ứng với natri. Hãy xác định công thức phân tử, nhóm chức và công thức cấu tạo của A và B.
Đặt công thức tổng quát của A, B, là CxHyOz (a mol)
MA = MB = 23.2 = 46
nA = 0,03 mol;
nCO2 = 0,06 mol;
nH2O = 0,09 mol.
CxHyOz + (x + y/4 - z/2)O2 ---> xCO2 + y/2H2O
Theo PT: 1 x y/2
Theo đề: 0,03 0,06 0,09
x = 0,06/0,03 = 2; y = 2.(0,09/0,03) = 6
Với MA = 46 ⇒ 12.2 + 1.6 + 16.Z = 46 ⇒ z = 1
Công thức phân tử của A là: C2H6O.
Theo đề bài A là : CH3-CH2OH (ancol etylic),B là CH3-O-CH3 (đimetylete).
Trình bày tính chất hóa học của muối
∴ Tác dụng với kim loại mạnh hơn kim loại trong muối.
Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu
∴ Tác dụng với phi kim mạnh hơn phi kim trong muối.
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
∴ Tác dụng với muối tạo muối mới.
NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3
∴ Tác dụng với bazơ tan tạo muối mới và bazơ mới.
3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 + 3NaCl
∴ Tác dụng với axit tạo muối mới và axit mới.
CaSO3 + 2HCl → CaCl2 + SO2↑ + H2O
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.