Dạng toán liên quan tới phản ứng đốt cháy cacbohiđrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và sacarozơ cần 2,52 lít O2 (đktc), thu được 1,8 gam nước. Giá trị của m là


Đáp án:
  • Câu A. 3,06

  • Câu B. 5,25

  • Câu C. 3,15 Đáp án đúng

  • Câu D. 6,02

Giải thích:

Phân tích: Nhìn vào đề bài ta thấy xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và saccarozơ đều là cacbohidrat nên ta gọi công thức chung của chúng là Cn(H2O)m. Khi đốt cháy ta có: Cn(H2O)m + nO2 → nCO2 + mH2O; Ta có nCO2 = nO2 = 2,52/22,4 = 0,1125 mol; Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mO2 + m = mCO2 + mH2O => m = 0,1125.44 + 1,8 - 0,1125.32 = 3,15g.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài tập biện luận công thức cấu tạo của este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

B là este có CTPT C8H8O2, được điều chế từ axit và ancol tương ứng và không tham gia phản ứng tráng gương. CTPT của B là:


Đáp án:
  • Câu A. C6H5COOCH3

  • Câu B. HCOOC6H4CH3

  • Câu C. HCOOCH2C6H5

  • Câu D. CH3COOC6H5

Xem đáp án và giải thích
So sánh anken với ankan về đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học. Cho thí dụ minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

So sánh anken với ankan về đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học. Cho thí dụ minh họa.


Đáp án:

- Về đặc điểm cấu tạo: Khác với ankan là phân tử chỉ chứa liên kết σ, phân tử anken còn có chứa 1 liên kết π kém bền, dễ gẫy.

- Do đó về tính chất hóa học cũng không giống với ankan là cho phản ứng thế là phản ứng đặc trưng, anken cho phản ứng cộng là phản ứng đặc trưng

Ví dụ:

C2H4 + H2→C2H6 (xúc tác : Ni)

C2H4 + Br2→C2H4Br2

C2H4 + HBr→C2H5Br

Ngoài ra anken còn cho phản ứng trùng hợp phản ứng làm mất màu dung dịch thuốc tím.

Xem đáp án và giải thích
Cho 6,72 lít khí C2H2 (đktc) phản ứng hết với khí oxi thu được khí cacbonic và hơi nước. Tính thể tích khí oxi cần dùng (đktc)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 6,72 lít khí C2H2 (đktc) phản ứng hết với khí oxi thu được khí cacbonic và hơi nước. Tính thể tích khí oxi cần dùng (đktc)


Đáp án:

Số mol C2H2 tham gia phản ứng là: nC2H2 = 0,3 mol

2C2H2 + 5O2 --t0--> 4CO2 ↑+ 2H2O

2          → 5 mol

0,3    → 0,75 (mol)

Thể tích khí oxi cần dùng (đktc) là:

VO2 = 22,4. nO2 = 22,4. 0,75 = 16,8 lít

 

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết những phản ứng sau đây thuộc loại phản ứng hóa hợp hay phản ứng phân hủy, vì sao? a) 2KMnO4 --t0--> K2MnO4 + MnO2 + O2↑ b) CaO + CO2 --t0--> CaCO3. c) 2HgO --t0--> 2Hg + O2↑ d) Cu(OH)2 --t0-->  CuO + H2O.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết những phản ứng sau đây thuộc loại phản ứng hóa hợp hay phản ứng phân hủy, vì sao?

a) 2KMnO4 --t0--> K2MnO4 + MnO2 + O2

b) CaO + CO2 --t0--> CaCO3.

c) 2HgO --t0--> 2Hg + O2

d) Cu(OH)2 --t0-->  CuO + H2O.


Đáp án:

- Phản ứng b) là phản ứng hóa hợp do chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai chất ban đầu.

- Phản ứng a); c); d) là phản ứng phân hủy do từ một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Xem đáp án và giải thích
Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia những phản ứng sau: . SO2 + Br2 + 2H2O -> 2HBr + H2SO4 (1) SO2 + 2H2S -> 3S + 2H2O (2) Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất trong những phản ứng trên?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia những phản ứng sau: .

SO2 + Br2 + 2H2O -> 2HBr + H2SO4 (1)

SO2 + 2H2S -> 3S + 2H2O (2)

Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất trong những phản ứng trên?


Đáp án:
  • Câu A. Phản ứng (1): SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa.

  • Câu B. Phản ứng (2): SO2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.

  • Câu C. Phản ứng (2): SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.

  • Câu D. Phản ứng (1): Br2 là chất oxi hóa, phản ứng (2): H2S là chất khử.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…