Dạng bài đếm số phát biểu đúng về cacbohiđrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các phát biểu sau: (a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ. (b) Trong môi trường bazơ, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hoá lẫn nhau. (c) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau (d) Khi đun nóng glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag. (e) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao cho dung dịch màu xanh lam. (f) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu dạng vòng 5 cạnh a - fructozơ và 3-fructozơ. Số phát biểu đúng là:


Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 5

  • Câu C. 3 Đáp án đúng

  • Câu D. 2

Giải thích:

Đáp án C; Phân tích: Nhận thấy ngay phát biểu C sai vì glucozơ và fructozơ không phải là đồng phân cấu tạo của nhau ; phát biểu d sai vì glucozơ bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag chứ không phải bị khử. Phát biểu e sai vì khi cho Cu(OH)2 tác dụng với glucozơ và fructozơ ở nhiệt độ cao thì cho chất rắn màu đỏ gạch(Cu2O) chứ không phải dung dịch màu xanh lam. Ba phát biểu còn lại đúng.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phân tử trung bình của poli(hexametylen adipamit) để chế tơ nilon -6,6 là 30 000, của cao su tự nhiên là 105 000. Hãy tính số mắt xích (trị số n) gần đúng trong công thức phân tử của mỗi loại polime trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân tử trung bình của poli(hexametylen adipamit) để chế tơ nilon -6,6 là 30 000, của cao su tự nhiên là 105 000. Hãy tính số mắt xích (trị số n) gần đúng trong công thức phân tử của mỗi loại polime trên.


Đáp án:

Số mắt xích của poli(hexametylen adipamit) là

n = 30000 / 227 = 132 (mắt xích)

Số mắt xích của cao su tự nhiên là.

n = 105000 / 68 = 1544 (mắt xích).

Xem đáp án và giải thích
Hãy phân biệt 3 lọ hóa chất không nhãn chứa benzene, xiclohexan và xiclohexen.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy phân biệt 3 lọ hóa chất không nhãn chứa benzene, xiclohexan và xiclohexen.


Đáp án:

Lấy vào mỗi ống nghiệm đã đánh số thứ tự tương ứng 1 lượng chất đã cho.

- Cho vào mỗi ống nghiệm 1 lượng dung dịch brom trong CCl4.

Ống nghiệm nào làm nhạt màu dung dịch brom là xilcohexen

- Tiếp tục cho vào 2 ống nghiệm còn lại 1 lượng HNO3/H2SO4 đặc.

Ống nghiệm nào tạo chất lỏng màu vàng là benzen

Mẫu còn lại là xiclohexan.

Xem đáp án và giải thích
Bài toán điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dẫn 1 luồng H2 qua 14,4g Fe2O3 nung nóng. Sau khi phản ứng xong được 12g rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hòa tan hết X bằng HNO3 loãng dư được V lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Gía trị của V là:


Đáp án:
  • Câu A. 2,24 lít

  • Câu B. 2,89 lít

  • Câu C. 1,86 lít

  • Câu D. 1,792 lít

Xem đáp án và giải thích
Hãy tính hóa trị của đồng Cu, photpho P, silic Si, và sắt Fe trong các công thức hóa học sau: Cu(OH)2, PCl5, SiO2, Fe(NO3)3. Biết các nhóm (OH), (NO3), Cl đều hóa trị I.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy tính hóa trị của đồng Cu, photpho P, silic Si, và sắt Fe trong các công thức hóa học sau: Cu(OH)2, PCl5, SiO2, Fe(NO3)3.

Biết các nhóm (OH), (NO3), Cl đều hóa trị I.


Đáp án:

Gọi hóa trị của các chất cần tính là a. Ta có:

- Cu(OH)2 1.a = I x 2 ⇒ a = II

Hay Cu có hóa trị II.

- PCl5 1.a = I x 5 ⇒ a = V

Hay P có hóa trị V.

- SiO2 1.a = II x 2 ⇒ a = IV

Hay Si có hóa trị IV.

- Fe(NO3)3 1.a = I x 3 ⇒ a = III

Hay Fe có hóa trị III.

Xem đáp án và giải thích
Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian thu được 10,44 g chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hòa tan hết X bằng HNO3 đặc nóng thu được 4,368 lít NO2 (đktc). Xác định giá trị của m.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian thu được 10,44 g chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hòa tan hết X bằng HNO3 đặc nóng thu được 4,368 lít NO2 (đktc). Xác định giá trị của m.


Đáp án:

Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 (10,44 gam) --+HNO3--> NO2, Fe3+

Áp dụng định luật bảo toàn electron cho cả quá trình:

Fe3+   --+CO-->   FeX      --+HNO3--> Fe3+

C2+ → 4+ + 2e

a          2a mol

N5+ + 1e → N+4

          0,195 mol

BTe => 2a = 0,195 => a = 0,0975 (mol)

=> nCO = 0,0975 mol = nCO2

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: 

mFe2O3 +mCO phản ứng= mX + mCO2

=> mFe2O3 = 10,44 + 0,0975. (44 - 28) = 12g

                                                

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…