Có những pin điện hóa được tạo thành từ những cặp oxi hóa – khử sau:
1) Pb2+/Pb và Fe2+/Fe
2) Ag+/Ag và Fe2+/Fe
3) Ag+/Ag và Pb2+/Pb
Hãy tính suất điện động chuẩn của mỗi pin điện hóa
Biết rằng: Eo (Ag+/Ag) = +0,80 V
Eo (Pb2+/Pb ) = -0,13 V
Eo (Fe2+/Fe) = -0,44 V
1, EoFe-Pb = EoPb2+/Pb - EoFe2+/Fe = -0,13 – (-0,44) = +0,31 V
2, EoFe-Ag= EoAg+/Ag - EoFe2+/Fe = +0,8 – (-0,44) = + 1,24 V
3, EoPb-Ag= EoAg+/Ag - EoPb2+/Pb = +0,8 – (-0,13) = +0,93 V
Hóa học đã góp phần giải quyết vấn đề nhiên liệu và năng lượng: của nhân loại trong tương lai như thế nào?
Hóa học đã góp phần giải quyết vấn đề nhiên liệu và năng lượng
- Sản xuất CH4 bằng hầm biogas hay bằng phản ứng Fischer-Trop
- Sản xuất khí than khô và khí than ướt từ than đá và nước
- Sản xuất các vật liệu chuyên dụng cho các nhà máy lọc hóa dầu, điện hạt nhân
- Sản xuất các vật liệu chuyên dụng cho pin mặt trời, thiết bị đun nước nóng mặt trời, sản xuất các loại acquy
- Sư dụng các nguồn năng lượng trong công nghiệp hóa học một cách tiết kiệm hiệu quả
Phát biểu nào sau đây đúng ?
Câu A. Polietilen và poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng.
Câu B. Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic.
Câu C. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat thuộc loại tơ tổng hợp
Câu D. Sợi bông , tơ tằm là polime thiên nhiên.
Giải thích các hiện tượng sau:
a. Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt
b. Miếng cơm vàng cháy ở đáy nồi hơi ngọt hơn cơm ở phía trên
c. Nhỏ vài dung dịch I2 vào mặt mới cắt của quả chuối xanh thấy có màu xanh lá nhưng vào mặt mới cắt của quả chuối chín thì không thấy chuyển màu
a. Khi ta nhai kĩ thấy cơm có vị ngọt do trong quá trình nhai, men amilaza có trong nước bọt thủy phân tinh bột thành dextrin rồi thành mantozo
b. Miếng cơm cháy có thành phần dextrin nhiều hơn miếng cơm phía trên
c. Chuối xanh có chứa tinh bột còn khi chuối chín tinh bột đã bị chuyển thành glucozo. Đó là nguyên nhân tại sao khi nhỏ iot vào mặt cắt quả chuối xanh thấy màu xanh lam
Khi điều chế hiđro từ kẽm và dung dịch H2SO4 loãng, nếu thêm một vài giọt dung dịch CuSO4 vào dung dịch axit thì thấy H2 thoát ra nhanh hơn hẳn. Hãy giải thích hiện tượng trên.
Khi nhỏ thêm vào một ít dung dịch CuSO4 lập tức xảy ra pư
Zn + CuSO4→ ZnSO4 + Cu
Trong dung dịch hình thành một pin điện giữa các cực là Cu và Zn có sự dịch chuyển các dòng e trong dung dịch.
ion H+ trong dung dịch nhận các e đó và thoát ra dưới dạng khí và tốc độ pư nhanh hơn.
Kim loại có tính khử mạnh nhất là
Câu A. Fe
Câu B. Sn
Câu C. Ag
Câu D. Au
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.