Có những bazơ sau: Fe(OH)3, Ca(OH)2, KOH, Mg(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào:
a) Bị nhiệt phân huỷ?
b) Tác dụng được với dung dịch H2SO4?
a) Bazơ bị nhiệt phân huỷ: Fe(OH)3, Mg(OH)2
b) Tác dụng được với dd H2SO4: Fe(OH)3, Ca(OH)2, KOH, Mg(OH)2.
Đốt cháy hoàn toàn ankybenzen X thu được 7,84 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của X là gì?
Đặt CTPT X là CnH2n-6
3nX = nH2O - nCO2 = 0,35 – 0,2 = 0,15 mol ⇒ nX = 0,05 mol
⇒ 0,05n = 0,35 ⇒ n = 7 ⇒ CTPT C7H8
Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Tính giá trị tối thiểu của V?
nFe = 0,02 mol; nCu = 0,03 mol
→ ∑ ne cho = 0,02.3 + 0,03.2 = 0,12 mol ;
nH+ = 0,4 mol; nNO3- = 0,08 mol (Ion NO3- trong môi trường H+ có tính oxi hóa mạnh như HNO3)
- Bán phản ứng:
NO3- + 4H+ --> NO + 2H2O
0,12---------------0,16
Vì 0,12/3 < 0,08/1 < 0,4/4
→ kim loại hết và H+ dư
→ nH+ dư = 0,4 – 0,16 = 0,24 mol
→ ∑ nOH- (tạo kết tủa max) = 0,24 + 0,02.3 + 0,03.2 = 0,36
→ V = 0,36 lít hay 360 ml
→ Đáp án A
X, Y, Z là 3 este đều no mạch hở (không chứa nhóm chức khác và (MX < MY < MZ). Đun nóng hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 1 ancol T và hỗn hợp F chứa 2 muối A, B có tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 3 (MA < MB). Dẫn toàn bộ T qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 12 gam và đồng thời thu được 4,48 lít H2 (dktc). Đốt cháy toàn bộ F thu được Na2CO3, CO2 và 6,3g H2O. Số nguyên tử hidro có trong Y là
Câu A. 6
Câu B. 8
Câu C. 12
Câu D. 10
Hãy viết công thức hoá học của các
a) bazơ ứng với những oxit sau : Na2O, BaO, Al2O3, Fe2O3.
b) oxit ứng với những bazơ sau : KOH, Ca(OH)2, Zn(OH)2, Cu(OH)2.
a) Công thức hoá học của bazơ ứng với những oxit : NaOH tương ứng với Na2O ; Ba(OH)2 → BaO ; Al(OH)3 → Al2O3 ; Fe(OH)3 → Fe2O3.
b) Công thức hoá học của oxit ứng với những bazơ : K2O → KOH ; CaO → Ca(OH)2 ; ZnO → Zn(OH)2 ; CuO → Cu(OH)2.
Có nhận xét gì về tính chất hóa học của các hợp chất Cr(II), Cr(III) và Cr(VI)? dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh.
Cr(II) có tính khử mạnh:
2CrCl2 + Cl2 → 2CrCl3
Cr(III) vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
2CrCl3 + Zn → 2CrCl2 + ZnCl2
2CrCl3 + 3Cl2 + 16NaOH → 2Na2CrO4 + 12NaCl + 8H2O
Cr(VI) có tính oxi hóa mạnh.
2CrO3 + 2NH3 → Cr2O3 + N2 + 3H2O
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.