Có mấy loại oxit?
Gồm 2 loại chính: Oxit axit và oxit bazơ.
1. Oxit axit: Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.
- Ví dụ: CO2, SO2, SO3, P2O5, N2O5...
+ CO2 tương ứng với axit cacbonic H2CO3;
+ SO2 tương ứng với axit sunfurơ H2SO3;
+ P2O5 tương ứng với axit photphoric H3PO4.
2. Oxit bazơ: Là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.
- Ví dụ: K2O, CuO, FeO...
+ K2O tương ứng với bazơ kali hiđroxit KOH.
+ CuO tương ứng với bazơ đồng (II) hiđroxit Cu(OH)2.
+ MgO tương ứng với bazơ magie hiđroxit Mg(OH)2.
Chú ý:
- Một số kim loại nhiều hóa trị cũng tạo ra oxit axit.
Ví dụ: mangan (VII) oxit Mn2O7 là oxit axit, tương ứng với axit pemanganic HMnO4.
Nguyên tử A có tổng số hạt mang điện và hạt không mang điện là 28, trong đó số hạt mang điện gấp 1,8 lần số hạt không mang điện. Tìm A?
Gọi số hạt proton, nơtron và electron có trong nguyên tử A lần lượt là p, n và e.
Mà nguyên tử trung hòa về điện nên p = e.
Theo bài ra có: (p + e) + n = 28 & (p + e) = 1,8n & p = e
=> 2p + n = 28 & 2p -1,8n =0 (*)
Bấm máy tính giải hệ phương trình (*) hoặc (lấy phương trình trên trừ phương trình dưới) ta được: n = 10 và p = 9.
Vậy A là flo (F) vì nguyên tử F có 9 proton trong hạt nhân.
Tính chất nào không phải là tính chất vật lý chung của kim loại ?
Câu A. Tính cứng.
Câu B. Tính dẫn điện.
Câu C. Ánh kim.
Câu D. Tính dẻo.
Brom lỏng hay hơi đều rất độc. Hãy dùng một hoá chất thông thường, dễ kiếm để huỷ diệt lượng brom lỏng chẳng may bị đổ ra
Đổ vôi tôi vào để khử brom:
Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc CO hoặc khí thiên nhiên CH4 không có oxi để tránh khi xuống giếng bị chết ngạt ?
Trong các giếng sâu ở một số vùng đồng bằng thường có nhiều khí độc CO và CH4 và thiếu oxi. Vì một lí do nào đó mà ta xuống giếng thì rất nguy hiểm. Đã có rất nhiều trường hợp tử vong do trèo xuống giếng gặp nhiều khí độc và chết ngạt do thiếu oxi. Điều tốt nhất là tránh phải xuống giếng, nếu có xuống thì nên mang theo bình thở oxi.
Trước khi xuống giếng cần thử xem trong giếng có nhiều khí độc hay không bằng cách cột một con vật như gà, vịt rồi thả xuống giếng. Nếu gà, vịt chết thì chứng tỏ dưới giếng có nhiều khí độc.
Hòa tan hoàn toàn 4,875 gam một kim loại M hóa trị (II) trong dung dịch HNO3 loãng thu được 1,12 lít khí NO (đktc) duy nhất. Kim loại M là
Bảo toàn e : 2nM = 3nNO => nM = 0,075 mol
=> MM = 65g (Zn)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.