Có hỗn hợp khí gồm SO2, CO2, H2. Hãy chứng minh sự có mặt của từng khí trong hỗn hợp đó. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng .
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có hỗn hợp khí gồm SO2, CO2, H2. Hãy chứng minh sự có mặt của từng khí trong hỗn hợp đó. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng .


Đáp án:

Cho dung dịch brom vào hỗn hợp khí, thấy dung dịch brom mất màu chứng tỏ trong hỗn hợp có SO2

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4.

Thêm tiếp dung dịch brom vào hỗn hợp cho đến khi dung dịch Br2 hết bị mất màu như vậy hết SO2.

Dẫn hỗn hợp khí còn lại qua dung dịch nước vôi trong có dư thấy có kết tủa trắng chứng tỏ có CO2.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

Dẫn khí còn lại qua bình đựng CuO (màu đen) đun nóng thấy có xuất hiện Cu màu đỏ thì khí đó là H2.

CuO + H2 → Cu + H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (p,n,e) là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Nguyên tố X là nguyên tố nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (p,n,e) là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Nguyên tố X là nguyên tố nào?


Đáp án:

Gọi p, n, e lần lượt là số proton, notron và electron.

Ta có p + n + e = 82.

p + e - n = 22.

→ p = e = 26 ; n = 30.

X là Fe.

Xem đáp án và giải thích
Dung dịch axit fomic 0,007M có pH=3,0. 1. Tính độ điện li của axit fomic trong dung dịch đó. 2. Nếu hòa tan thêm 0,001 mol HCl vào 1 lít dung dịch đó thì độ điện li của axit fomic tăng hay giảm ? Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dung dịch axit fomic 0,007M có pH=3,0.

1. Tính độ điện li của axit fomic trong dung dịch đó.

2. Nếu hòa tan thêm 0,001 mol HCl vào 1 lít dung dịch đó thì độ điện li của axit fomic tăng hay giảm ? Giải thích.





Đáp án:

1. Trong 1 lít dung dịch có 0,007 mol HCOOH phân li.

= Trong 1 lít dung dịch có  mol HCOOH phân li.

7.103

2. Khi thêm HCl, nồng độ  tăng lên, cân bằng điện li chuyển dịch sang trái. Do đó điện li giảm.




Xem đáp án và giải thích
Điện phân 200ml một dung dịch có chứa hai muối là Cu(NO3)2 và AgNO3 với cường độ dòng điện là 0,804 A, đến khi bọt khí bắt đầu thoát ra ở cực âm thì thời gian điện phân là 2 giờ, người ta nhận thấy khối lượng cực âm tăng thêm 3,44 g. Hãy xác định nồng độ mol của mỗi muối trong dung dịch ban đầu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân 200ml một dung dịch có chứa hai muối là Cu(NO3)2 và AgNO3 với cường độ dòng điện là 0,804 A, đến khi bọt khí bắt đầu thoát ra ở cực âm thì thời gian điện phân là 2 giờ, người ta nhận thấy khối lượng cực âm tăng thêm 3,44 g. Hãy xác định nồng độ mol của mỗi muối trong dung dịch ban đầu?


Đáp án:

2 giờ = 7200 s

Gọi thời gian điện phân muối bạc là t1

Gọi thời gian điện phân muối đồng là t2

⇒ t1 + t2 = 7200 (1)

Theo định luật Faraday:

mAg = [108.0,804.t1]/9600  = 9.10-4.t1

mCu =  [64.0,804.t2]/9600  = 2,666.10-4. t2    

mà mAg + mCu = 3,44 (g) ⇒ (9.t1 + 2,666.t2 ). 10-4 = 3,44 (2)

(1),(2) ⇒ t1 = 2400 (s) ⇒ mAg = 2,16 gam ⇒ nAg = 0,02

t2 = 4800 (s) ⇒ mCu = 1,28 gam ⇒ nCu = 0,02

CM Cu(NO3)2 = 0,02/0,2 = 0,1M ; CM AgNO3 = 0,02/0,2 = 0,1 M

Xem đáp án và giải thích
Cân bằng các phương trình phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron: a) KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O. b) HNO3 + HCl → NO + Cl2 + H2O. c) HClO3 + HCl → Cl2 + H2O. d) PbO2 + HCl → PbCl2 + Cl2 + H2O.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cân bằng các phương trình phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron:

a) KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O.

b) HNO3 + HCl → NO + Cl2 + H2O.

c) HClO3 + HCl → Cl2 + H2O.

d) PbO2 + HCl → PbCl2 + Cl2 + H2O.


Đáp án:

Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron:

Xem đáp án và giải thích
Dựa trên cơ sở hoá học nào để điéu chế nhôm oxit từ quặng boxit ? Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dựa trên cơ sở hoá học nào để điéu chế nhôm oxit từ quặng boxit ? Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.



Đáp án:

Quặng boxit gồm chủ yếu là Al2O3, có lẫn các tạp chất là Fe2O3 và SiO2 (cát). Việc tách A12O3 nguyên chất ra khỏi các tạp chất dựa vào tính lưỡng tính của A12O3.

- Nghiền nhỏ quặng rồi cho vào dung dịch NaOH loãng, nóng :

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

Lọc bỏ Fe2O3 và SiO2 không tan.

- Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2 :

NaAlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3↓ + NaHCO3

Lọc lấy Al(OH)3rồi nhiệt phân : 




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…