Có 3 ống nghiệm đều chứa dung dịch KMnO4 loãng. Cho vài giọt hexan vào ống nghiệm thứ nhất, vài giọt hex-1-en vào ống nghiệm thứ hai. Lắc đều cả 3 ống nghiệm, để yên thì thu được kết quả như ở hình 6.5.(SGK) a) Ống nghiệm thứ nhất và thứ hai đã chuyển thành ống nghiệm nào ở hình 6.5? b) Giải thích kết quả thí nghiệm và viết phương trình hóa học của phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 3 ống nghiệm đều chứa dung dịch KMnO4 loãng. Cho vài giọt hexan vào ống nghiệm thứ nhất, vài giọt hex-1-en vào ống nghiệm thứ hai. Lắc đều cả 3 ống nghiệm, để yên thì thu được kết quả như ở hình 6.5.(SGK)

a) Ống nghiệm thứ nhất và thứ hai đã chuyển thành ống nghiệm nào ở hình 6.5?

b) Giải thích kết quả thí nghiệm và viết phương trình hóa học của phản ứng.


Đáp án:

a) Ống nghiệm thứ nhất chuyển thành ống nghiệm b vì hexan không tác dụng với KMnO4, không tan trong KMnO4 nên chúng tách thành hai lớp. Ống nghiệm thứ hai chuyển thành ống nghiệm c vì hex-1-en tác dụng với KMnO4, làm mất màu dung dịch KMnO4, tạo ra sản phẩm không tan, tách thành hai lớp.

b) 3CH3-(CH2)3-CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O→3CH3-(CH2)3-CHOH-CH2(OH) + 2KOH + 2MnO2.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đun nóng một hỗn hợp gồm có 0,650g bột kẽm và 0,224g bột lưu huỳnh trong ống nghiệm đậy kín không có không khí. Sau phản ứng, người ta thu được chất nào trong ống nghiệm? Khối lượng là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun nóng một hỗn hợp gồm có 0,650g bột kẽm và 0,224g bột lưu huỳnh trong ống nghiệm đậy kín không có không khí. Sau phản ứng, người ta thu được chất nào trong ống nghiệm? Khối lượng là bao nhiêu?


Đáp án:

nZn phản ứng = 0,007 mol ⇒ nZnS = 0,007 mol.

Khối lượng các chất sau phản ứng:

mZn dư = (0,01 – 0,007) × 65 = 0,195g.

mZnS = 0,007 × 97 = 0,679g.

Xem đáp án và giải thích
Cho 0,1 mol CaCO3(r) vào bình chân không dung tích 1 lít để thực hiện phản ứng sau: CaCO3 (r) ⇌ CaO(r) + CO2(k); Ở nhiệt độ 820oC , hằng số cân bằng KC = 4,28.10-3 Ở nhiệt độ 880oC, hằng số cân bằng KC = 1,06.10-2. Tính hiệu suất chuyển hóa CaCO3 thành CaO và CO2 (%CaCO3 bị phân hủy) khi đạt đến trạng thái cân bằng ở hai nhiệt độ trên. So sánh các kết quả thu được hãy rút ra kết luận và giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho 0,1 mol CaCO3(r) vào bình chân không dung tích 1 lít để thực hiện phản ứng sau:

CaCO3 (r) ⇌ CaO(r) + CO2(k);

Ở nhiệt độ 820oC , hằng số cân bằng KC = 4,28.10-3

Ở nhiệt độ 880oC, hằng số cân bằng KC = 1,06.10-2.

Tính hiệu suất chuyển hóa CaCO3 thành CaO và CO2 (%CaCO3 bị phân hủy) khi đạt đến trạng thái cân bằng ở hai nhiệt độ trên. So sánh các kết quả thu được hãy rút ra kết luận và giải thích.


Đáp án:

Phản ứng xảy ra: CaCO3 (r) ⇌ CaO(r) + CO2(k);; K = [CO2].

+ Ở nhiệt độ 820oC: KC = 4,28.10-3 , do đó [CO2] = 4,28.10 -3 (mol/l)

=> %H =  [ 4,28.10 -3   : 0,1].100% = 4,28%

+ Ở nhiệt độ 880oC: KC = 1,06.10-2 , do đó [CO2] = 1,06.10-2 (mol/l)

 => %H =  [ 1,06.10-2   : 0,1].100% = 10,6%

H% = (1,06.10-2/0,1). 100% = 10,6%

Vậy ở nhiệt độ cao hơn, lượng CaO, CO2 tạo thành theo phản ứng nhiều hơn, nghĩa là ở nhiệt độ cao hơn hiệu suất chuyển hóa CaCO3 thành CaO và CO2 lớn hơn.

Giải thích: Phản ứng nung vôi là phản ứng thu nhiệt. Cân bằng phản ứng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Từ các số oxi hoá của chlorine, hãy giải thích tại sao Cl2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ các số oxi hoá của chlorine, hãy giải thích tại sao Cl2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?


Đáp án:

Các mức oxi hóa của chlorine là: -1, 0, +1, +3, +5, +7.

Số oxi hóa của chlorine trong Cl2 là 0, đây là mức oxi hóa trung gian nên Cl2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan 10 gam FeSO4 có lẫn tạp chất là Fe2(SO4)3 trong nước, được 200 cm3 dung dịch. Mặt khác, 20 cm3 dung dịch này được axit hóa bằng H2SO4 loãng đã làm mất màu tím của 25 cm3 dung dịch KMnO4 0,03 M a. Viết phương trình hóa học dạng ion rút gọn và cho biết vai trò của ion Fe2+ và ion MnO4-? b. Có bao nhiêu mol ion Fe2+ tác dụng với 1 mol MnO4- c. Có bao nhiêu mol Fe2+ tác dụng với 25 cm3 dung dịch KMnO4 0,03 M d. Có bao nhiêu gam ion Fe2+ trong 200 cm3 dung dịch ban đầu? e. Tính phần trăm theo khối lượng của FeSO4 tinh khiết?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hòa tan 10 gam FeSO4 có lẫn tạp chất là Fe2(SO4)3 trong nước, được 200 cm3 dung dịch. Mặt khác, 20 cm3 dung dịch này được axit hóa bằng H2SO4 loãng đã làm mất màu tím của 25 cm3 dung dịch KMnO4 0,03 M.

a. Viết phương trình hóa học dạng ion rút gọn và cho biết vai trò của ion Fe2+ và ion MnO4-?

b. Có bao nhiêu mol ion Fe2+ tác dụng với 1 mol MnO4-

c. Có bao nhiêu mol Fe2+ tác dụng với 25 cm3 dung dịch KMnO4 0,03 M

d. Có bao nhiêu gam ion Fe2+ trong 200 cm3 dung dịch ban đầu?

e. Tính phần trăm theo khối lượng của FeSO4 tinh khiết?


Đáp án:

a. 5Fe2+ + MnO4- + 8H+ → 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O

Fe2+ → Fe3+ + e

Fe2+ là chất khử

 

MnO4- + 8H+ + 5e → Mn2+ + 4H2O

MnO4- là chất oxi hóa

b. Để tác dụng với 1 mol MnO4- cần 5 mol Fe2+

c. nKMnO4 = 0,025.0,03 = 7,5.10-4 (mol)

nFe2+ = 5.nMnO4- = 3,75. 10-3 (mol) trong 20 cm3

d. Số mol Fe2+ trong 200 cm3 là 3,75.10-3.10 = 0,0375 mol

→ mFe2+ = 0,0375.56 = 2,1 (g)

e. mFeSO4 tinh khiết = 0,0375.152 = 5,7 gam

%FeSO4 = 5,7 : 10 x 100 = 57%

 

Xem đáp án và giải thích
Cho xenlulozo phản ứng với anhidrit axetic(có H2SO4 đặc làm xúc tác) thu được 11,1g hỗn hợp X gồm xenlulozo triaxetat , xenlulozo diaxetat và 6,6g axit axetic. Thành phần phần trăm theo khối lượng của xenlulozo triaxetat và xenlulozo diaxetat trong X lần lượt là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho xenlulozo phản ứng với anhidrit axetic(có H2SO4 đặc làm xúc tác) thu được 11,1g hỗn hợp X gồm xenlulozo triaxetat , xenlulozo diaxetat và 6,6g axit axetic. Thành phần phần trăm theo khối lượng của xenlulozo triaxetat và xenlulozo diaxetat trong X lần lượt là


Đáp án:

[C6H7O2(OH)3]n + 3n(CH3CO)2O -> [C6H7O2(CH3COO)3] + 3nCH3COOH

       x                                                     x                                3x

[C6H7O2(OH)3]n +2n(CH3CO)2O ->[C6H7O2(OH)(CH3COO)2] + 2nCH3COOH

       y                                                    y                                2y

=> nCH3COOH = 3x + 2y = 0,11 mol

Và : mmuối = 288x + 246y = 11,1g

=> x = 0,03 ; y = 0,01 mol

=> %mTriaxetat  = 77,84%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…