Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong những chất rắn sau : Cu(OH)2, Ba(OH)2, Na2CO3. Hãy chọn một thuốc thử để có thể nhận biết được cả ba chất trên. Viết các phương trình hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong những chất rắn sau :

Cu(OH)2, Ba(OH)2, Na2CO3. Hãy chọn một thuốc thử để có thể nhận biết được cả ba chất trên. Viết các phương trình hoá học.


Đáp án:

Chọn thuốc thử là dung dịch H2SO4.

- Chất rắn tan trong dung dịch H2SO4 : nếu thành dung dịch màu xanh lam, chất đó là Cu(OH)2 ; nếu tạo ra kết tủa màu trắng, chất đem thử là Ba(OH)2 ; nếu sinh chất khí, chất đem thử là Na2CO3.

Phương trình hóa học:

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O

Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho m gam hỗn hợp X gồm các triglixerit tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, thu được glixerol và a gam hỗn hợp muối của axit oleic và axit stearic. Hiđro hóa m gam X cần dùng 0,02 mol H2 (xúc tác Ni, t°), thu được triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là 0,08 mol. Giá trị của a là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam hỗn hợp X gồm các triglixerit tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, thu được glixerol và a gam hỗn hợp muối của axit oleic và axit stearic. Hiđro hóa m gam X cần dùng 0,02 mol H2 (xúc tác Ni, t°), thu được triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là 0,08 mol. Giá trị của a là


Đáp án:

Y no và có K = 3 nên nX = nY = 0,08/2 = 0,04 mol

=> n tổng muối = 3nx = 0,12 mol

nC17H33COOK = nH2 = 0,2 mol

=> nC17H35COOK = 0,12 - 0,02 = 0,1 mol

=> a = 38,6g

Xem đáp án và giải thích
Cho các nguyên tố X, Y, z có số hiệu nguyên tử lần lượt là: 9, 16, 17. a) Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn. b) Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự tính phi kim tăng dần.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các nguyên tố X, Y, z có số hiệu nguyên tử lần lượt là: 9, 16, 17.

a) Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.

b) Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự tính phi kim tăng dần.


Đáp án:

a) Vị trí của các nguyên tố X, Y, Z trong bảng hệ thống tuần hoàn:

X (Z = 9) ls2 2s2 2p5.    Thuộc chu kì 2, nhóm VIIA.

Y (Z = 16) ls2 2s2 2p6 3s2 3p4.   Thuộc chu kì 3, nhóm VIA.

Z (Z = 17) ls2 2s2 2p6 3s2 3p5.   Thuộc chu kì 3, nhóm VIIA.

b) Tính phi kim tăng dần theo thứ tự: Y, Z, X.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 26,8 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH, CxHyCOOH và (COOH)2 thu được 14,4g H2O và m gam CO2. Mặt khác, cũng 26,8 gam X khi tác dụng với lượng dư NaHCO3 thu được 8,96 lít khí CO2. Giá trị m là:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 26,8 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH, CxHyCOOH và (COOH)thu được 14,4g H2O và m gam CO2. Mặt khác, cũng 26,8 gam X khi tác dụng với lượng dư NaHCO3 thu được 8,96 lít khí CO2. Giá trị m là:


Đáp án:

Giải

Ta có: nCO2 = nH+ = 8,96:22,4 = 0,4 mol

nH2O = 14,4 :18 = 0,8 mol

BTNT H : nH+ = Ncooh trong X = 0,4 mol

BTNT O: No trong X = 0,4.2 = 0,8 mol

BTKL: ta có: mC + mH + mO = 26,8 => mC + 0,4.2 + 0,4.2.16 = 26,8 => mC = 13,2 gam

=>nC = nCO2 = 1,1 mol

=> mCO2 = 1,1.44 = 48,4 gam

Xem đáp án và giải thích
Điều chế C2H5COOH
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Từ C2H6, để điều chế C2H5COOH thì số phản ứng tối thiểu cần thực hiện là:

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 2

  • Câu C. 4

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Để hoà tan 1,95 gam kim loại X cần dùng V ml dung dịch HCl và thu được 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Mặt khác nếu hoà tan 1,6 gam oxit của kim loại Y cũng cần dùng V ml dung dịch HCl ở trên. Xác định hai kim loại X và Y.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để hoà tan 1,95 gam kim loại X cần dùng V ml dung dịch HCl và thu được 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Mặt khác nếu hoà tan 1,6 gam oxit của kim loại Y cũng cần dùng V ml dung dịch HCl ở trên. Xác định hai kim loại X và Y.


Đáp án:

Thể tích dung dịch HCl dùng cho cả 2 phản ứng bằng nhau, nên có cùng số mol. Kí hiệu X, Y là khối lượng mol nguyên tử của 2 kim loại.

Phương trình hoá học của phản ứng :

2X + 2nHCl → 2XCln + nH2 ↑

nH2 = 0,672 /22,4 = 0,O3 mol

Theo đề bài: 0,06/n x X = 1,95 → X = 32,5n

Kẻ bảng

n 1 2 3
X 32,5 65 97,5

Vậy X là Zn

Y2Om + mHCl → YClm + mH2O

Theo đề bài, ta có:

(2Y + 16m) = 1,6 → Y = 56/3.m

Kẻ bảng

m 1 2 3
Y 56,3 112/3 56

Vậy Y là Fe.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…