Có 28,1 gam hỗn hợp gồm MgCO3 và BaCO3 trong đó MgCO3 chiếm a% về khối lượng. Cho hỗn hợp trên tác dụng hết với dung dịch axit HCl để lấy CO2 rồi đem sục vào dung dịch có chúa 0,2 mol Ca(OH)2 được kết tủa B. Tính a để kết tủa B thu được là lớn nhất.
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O
x x mol
BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2 + H2O
y y mol
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
(x+y) (x+y) mol
Gọi x, y lần lượt là số mol của MgCO3 và BaCO3 trong 28,1 gam hỗn hợp.
Để lượng kết tủa CaCO3 thu được là lớn nhất thì số mol CO2 = số mol Ca(OH)2
→ x + y = 0,2
%mMgCO3 = (84x.100)/28,1 = a => x = 28,1a/84.100 (1)
%mBaCO3 = 197y.100/28,1 = (100 - a) => y = 28,1(100-a)/(197.100) (2)
(1), (2) =>28,1a/(84.100) + (28,1.(100 - a))/ (197.100) = 0,2
=> a = 29,9%
Kim loại crom có cấu trúc tinh thể, với phần rỗng chiếm 32%. Khối lượng riêng của crom là d = 7,19 g/cm3. Bán kính nguyên tử của crom là: (cho biết Cr: 52g/mol).
1 mol nguyên tử Cr chứa 6,022.1023 nguyên tử Cr
Vtinh thể = 52/7,19 = 7,23 (cm3)
Vnguyên tử Cr = 0,68.7,23/6,023.1023 = 8,16.10-24 cm3 = 4πR3/3
R = 1,25.10-8 cm = 1,25 A0
Tìm hiểu tính tẩy màu của khí chlorine ẩm
Tiến hành:
Đính một mẩu giấy màu ẩm vào thanh kim loại gắn với nút đậy bình tam giác. Sau đó, đưa mẩu giấy vào bình tam giác chứa khí chlorine (Hình 21.6).
Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi:
1. Nhận xét màu của mẩu giấy trước và sau khi cho vào bình tam giác. Giải thích.
2. Xác định vai trò của chlorine trong phản ứng với nước, tại sao nói chlorine tự oxi hoá - tự khử trong phản ứng này?
1. Sau khi cho mẩu giấy màu ẩm vào bình tam giác thì mẩu giấy mất màu do một phần khí Cl2 tác dụng với nước sinh ra HClO có tính oxi hóa mạnh, có khả năng diệt khuẩn và tẩy màu.
Cl2 + H2O ⇌ HCl + HClO
2. Trong phản ứng của chlorine với nước thì chlorine vừa đóng vai trò là chất oxi hóa vừa đóng vai trò là chất khử.
Ta nói chlorine tự oxi hoá - tự khử trong phản ứng này vì trong phân tử chlorine có một nguyên tử Cl đóng vai trò là chất oxi hóa, một nguyên tử Cl đóng vai trò là chất khử.
Cho m gam hỗn hợp hai muối Na2CO3 và NaHSO3 có số mol bằng nhau tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 41,4 gam kết tủa. Giá trị của m là
Ta có: m(BaCO3) + m(BaSO3) = 41,4 => 197x + 217x = 41,4 => x = 0,1.
Nên m = m(Na2CO3) + m(NaHSO3) = 0,1. ( 106 + 104) = 21 gam
Cho V lít dung dịch Ba(OH)2 0,5M vào 200 ml dung dịch Al(NO3)3 0,75M thu được 7,8 g kết tủa. Tìm V?
Cho biết sơ đồ nguyên tử magie như hình bên
a) Hãy chỉ ra: số p trong hạt nhân, số e trong nguyên tử và số e lớp ngoài.
b) Nêu điểm khác nhau và giống nhau giữa nguyên tử magie và nguyên tử canxi (xem sơ đồ bài tập 5 - Bài 2 Nguyên tử).
a. – Số proton: 12p;
– Số lớp electron: 3
– Số electron: 12e;
- Số e lớp ngoài cùng: 2e
b. – Khác nhau: về số p, số e và số lớp e
Canxi: 20p, 20e, 4 lớp e
Magie: 12p, 12e, 3 lớp e.
– Giống nhau: về số e lớp ngoài cùng (đều là 2e).
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.