Cho từ từ 0,7 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3. Số mol kết tủa thu được là bao nhiêu?
nAl3+ = 0,2
nOH-: nAl3+ = 0,7: 0,2 = 3,5
⇒ Tạo kết tủa Al(OH)3 và kết tủa tan một phần
nOH- = 4nAl3+ - n↓ ⇒ n↓ = 4.0,2 – 0,7 = 0,1 mol
Khí nào gây cảm giác chóng mặt, buồn nôn khi sử dụng bếp than ở nơi thiếu không khí?
Khí CO gây cảm giác chóng mặt, buồn nôn khi sử dụng bếp than ở nơi thiếu không khí.
Cho V lít dung dịch NaOH 0,4M tác dụng với dung dịch Al2(SO4)3 có chứa 58,14g chất tan thu được 23,4g kết tủa. Tìm giá trị lớn nhất của V
Số mol Al3+ = 0,34 mol.
Số mol Al(OH)3 = 0,3 mol < số mol Al3+ nên có 2 trường hợp xảy ra.
+TH1: Al3+ dư → Chỉ tạo Al(OH)3 nên số mol OH- = 3. 0,3 = 0,9 mol.
→ V(dd NaOH) = 2,25 lít = Vmin
+TH2: Al3+ hết → tạo
Al(OH)3: 0,3 mol và [Al(OH)4]-: 0,34 – 0,3 = 0,04 mol
→ Số mol OH- = 3 . 0,3 + 4 . 0,04 = 1,06 mol
→ V(dd NaOH) = 2,65 lít = Vmax.
Tại sao khi quét vôi lên tường thì lát sau vôi khô và cứng lại ?
Vôi là canxi hiđroxit, là chất tan ít trong nước nên khi cho nước vào tạo dung dịch trắng đục, khi quét lên tường thì Ca(OH)2 nhanh chống khô và cứng lại vì tác dụng với CO2 trong không khí theo phương trình:
Ca(OH)2 + CO2 => CaCO3 + H2O
Dẫn 8,94 lit hỗn hợp khí X gồm propan, propilen và propin qua dung dịch nước brom dư, thấy khối lượng bình đựng brom tăng lên m gam và còn 2,8 lit một khí thoát ra. Nếu dẫn toàn bộ khí X ở trên qua dung dịch AgNO3/NH3 thì tạo ra 22,05 gam kết tủa. Tính m và phần trăm thể tích của mỗi khí trong X (biết các khí đo ở đktc).
Vpropan = 2,8 l => npropan = 2,8/22,4 = 0,125 (mol)
n kết tủa = npropin = 22,05/147 = 0,15 (mol)
nX = 8,94/22,4 = 0,4 (mol)
=> npropile = 0,4 - 0,125 - 0,15 = 0,125 (mol)
nBr2 pư = npropilen + 2npropin = 0,425 (mol)
=> m = 0,425.160 = 68 gam
%Vpropan = 0,125/0,4.100 = 31,25%
%V propilen = 0,125/0,4.100 = 31,25%
% Vpropin = 0,15/0,4.100 = 37,5%
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.