Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra


Đáp án:
  • Câu A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.

  • Câu B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.

  • Câu C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.

  • Câu D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+. Đáp án đúng

Giải thích:

"Khử cho, O nhận" ⇒ Fe là chất khử, Cu2+ là chất oxi hóa

⇒ sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy nhận biết từng cặp chất sau đậy bằng phương pháp hóa học. a) Dung dịch H2SO4 và dung dịch CuSO4. b) Dung dịch HCl và dung dịch FeCl2. c) Bột đá vôi CaCO3. Viết các phương trình phản ứng hóa học (nếu có).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nhận biết từng cặp chất sau đậy bằng phương pháp hóa học.

a) Dung dịch H2SO4 và dung dịch CuSO4.

b) Dung dịch HCl và dung dịch FeCl2.

c) Bột đá vôi CaCO3. Viết các phương trình phản ứng hóa học (nếu có).


Đáp án:

a) Cho đinh sắt vào hai ống nghiệm đựng hai dung dịch H2SO4 và dung dịch CuSO4 riêng biệt, nếu ống nghiệm nào sinh bọt khí đó là dung dịch H2SO4, còn ống nghiệm nào có chất rắn màu đỏ bám lên đinh sắt là dung dịch CuSO4.

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

b) Cách 1: Cho viên kẽm vào hai ống nghiệm đựng hai chất trên, nếu ống nghiệm nào có bọt khí sinh ra là dung dịch HCl, còn ống nghiệm không có bọt khí sinh ra là dung dịch FeCl2.

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Zn + FeCl2 → ZnCl2 + Fe

Cách 2: Cho dung dịch NaOH vào hai ống nghiệm chứa hai chất trên, nếu ống nghiệm nào có kết tủa màu trắng xanh là FeCl2 còn ống nghiệm kia không có hiện tượng gì xảy ra là HCl.

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

HCl + NaOH → NaCl + H2O.

c) Lấy một ít Na2CO3 và CaCO3 (có cùng khối lượng) cho vào hai ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4 loãng dư. Ống nghiệm nào có khí bay ra, tan hết thì ống nghiệm đó chứa Na2CO3. Ống nghiệm nào có khí bay ra, không tan hết thì ống nghiệm đó chứa CaCO3, vì CaSO4 (ít tan) sinh ra phủ lên CaCO3 làm cho CaCO3 không tan hết.

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 + H2O

Xem đáp án và giải thích
Trong công nghiệp, người ta điều chế phân đạm urê bằng cách cho khí amoniac NH3 tác dụng với khí cacbon đioxit CO2 : 2NH3 + CO2 → CO(NH2)2 + H2O Để có thê sản xuất được 6 tấn urê, cần phải dùng a) Bao nhiêu tấn NH3 và CO2 ? b) bao nhiêu m3 khí NH3 và CO2(đktc) ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong công nghiệp, người ta điều chế phân đạm urê bằng cách cho khí amoniac NH3 tác dụng với khí cacbon đioxit CO2 :

2NH3 + CO2 → CO(NH2)2 + H2O

Để có thê sản xuất được 6 tấn urê, cần phải dùng

a) Bao nhiêu tấn NH3 và CO2 ?

b) bao nhiêu m3 khí NH3 và CO2(đktc) ?


Đáp án:

2NH3 + CO2 → CO(NH2)2 + H2O

Cứ 2.17 (g) NH3 thì tạo ra 60g ure (CO(NH2)2)

⇒ mNH3 = 6.2.17/60 = 3,4 (tấn)

mCO2 = 6,44/60 = 4,4 tấn

2NH3 + CO2 → CO(NH2)2 + H2O

nure = m/M = 6000000/60 = 100000 mol

nNH3 = 100000x2/1 = 200000

VNH3 = n.22,4 = 200000x22,4= 4480000 = 4480 (m3)

nCO2 = 100000 mol

VCO2 = 100000 x 22,4 = 2240000l = 2240 (m3)

Xem đáp án và giải thích
Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì như thế nào?


Đáp án:

Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì phi kim mạnh nhất là flo.

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về cấu tạo của amino axit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa ?


Đáp án:
  • Câu A. nhóm cacboxyl

  • Câu B. 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl

  • Câu C. nhóm amino

  • Câu D. nhóm amino và nhóm cacboxyl

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng oxi hóa khử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho phương trình hóa học của hai phản ứng sau: FeO + CO <-> Fe + CO2. 3FeO + 10HNO3 <-> 5H2O + NO + 3Fe(NO3)3. Hai phản ứng trên chứng tỏ FeO là chất:

Đáp án:
  • Câu A. chỉ có tính bazo.

  • Câu B. chỉ có tính oxi hóa khử.

  • Câu C. chỉ có tính khử.

  • Câu D. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…