Cho hỗn hợp A gồm có 1 mol FeS; 1,5 mol FeS2 và 1 mol S tác dụng hoàn toàn với H2SO4 (đặc nóng, dư) thu được V lít khí SO2 (đktc). Giá trị của V là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp A gồm có 1 mol FeS; 1,5 mol FeS2 và 1 mol S tác dụng hoàn toàn với H2SO4 (đặc nóng, dư) thu được V lít khí SO2 (đktc). Giá trị của V là


Đáp án:

Giải

Ta có: A gồm FeS, FeS2, S => Fe và S

Ta có: nFe = 2,5 mol; nS = 5 mol

BT e ta có : 3nFe + 6nS = 2n SO2 => 3.2,5 + 6.5 = 2.(V/22,4)

=>V = 420 lít

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tính thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 kg than đá chứa 96% cacbon và 4% tạp chất không cháy.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 kg than đá chứa 96% cacbon và 4% tạp chất không cháy.


Đáp án:

Khối lượng C trong 1kg than là: mC = 0,96 kg = 960g

nC =80 mol

C + O2 --t0--> CO2

80 → 80 (mol)

VO2 = 80.22,4 = 1792 lít.

Xem đáp án và giải thích
Viết các phương trình hóa học: a) Điều chế CuSO4 từ Cu. b) Điều chế MgCl2 từ mỗi chất sau: Mg, MgSO4, MgO, MgCO3 (các hóa chất cần thiết coi như có đủ).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết các phương trình hóa học:

a) Điều chế CuSO4 từ Cu.

b) Điều chế MgCl2 từ mỗi chất sau: Mg, MgSO4, MgO, MgCO3 (các hóa chất cần thiết coi như có đủ).


Đáp án:

a) Sơ đồ chuyển hóa: Cu → CuO → CuSO4

PTHH: 2Cu + O2 --t0--> 2CuO

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

Hoặc: Cu + 2H2SO4đặc  --t0--> CuSO4 + SO2 + 2H2O

b) Cho mỗi chất Mg, MgO, MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl, cho MgSO4 tác dụng với BaCl2 ta thu được MgCl2.

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 ↑ + H2O

MgSO4 + BaCl2 → MgCl2 + BaSO4 ↓.

Xem đáp án và giải thích
Yêu cầu như bài 4.4. a) Nguyên tử nào có số electron lớp ngoài cùng như nguyên tử natri. b) Nguyên tử cacbon (xem sơ đồ trong bài tập 5, bài 4 – SGK) có số lớp electron như nguyên tử nào. c) Nguyên tử nào có số electron lớp ngoài cùng như nguyên tử cacbon.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Yêu cầu như bài 4.4. a) Nguyên tử nào có số electron lớp ngoài cùng như nguyên tử natri. b) Nguyên tử cacbon (xem sơ đồ trong bài tập 5, bài 4 – SGK) có số lớp electron như nguyên tử nào. c) Nguyên tử nào có số electron lớp ngoài cùng như nguyên tử cacbon.


Đáp án:

  a) Nguyên tử kali có số electron ngoài cùng như nguyên tử natri. (1 e lớp ngoài cùng)

   b) Nguyên tử cacbon có số lớp electron như nguyên tử nitơ và nguyên tử neon. (2 lớp e)

   c) Nguyên tử sillic có số electron có số electron lớp ngoài cùng như nguyên tử cacbon. (4 e lớp ngoài cùng)

Xem đáp án và giải thích
Dung dịch muối không tác dụng với Fe
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dung dịch muối không phản ứng với Fe là :

Đáp án:
  • Câu A. AgNO3.

  • Câu B. CuSO4.

  • Câu C. MgCl2.

  • Câu D. FeCl3.

Xem đáp án và giải thích
Tại sao khi trời tuyết người ta phải rắc muối lên trên mặt đường?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao khi trời tuyết người ta phải rắc muối lên trên mặt đường?


Đáp án:

Tại các nước có tuyết rơi để hạn chế việc đóng tuyết trên đường làm trơn trượt người ta rắc muối lên mặt đường làm tan chảy tuyết. Khi có thêm muối vào tuyết phải – 50 C mới có thể đóng băng được. Nhưng nếu ngày giá lạnh (-200C đến -300C) việc thêm muối sẽ không còn hiệu quả

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…