Cho các muối sau: KCl, AgCl, BaSO4, CaCO3, MgCl2, những muối nào không tan trong nước?
- Phần lớn các muối clorua, sunfat đều tan trừ một số muối như AgCl, BaSO4, CaSO4...
- Phần lớn các muối cacbonat không tan trừ muối natri, kali
⇒ Những muối không tan trong nước là: AgCl, BaSO4, CaCO3
Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
Câu A. Saccarozơ.
Câu B. Glucozơ.
Câu C. Tinh bột.
Câu D. Xenlulozơ.
Chọn câu trả lời đúng trong số các câu dưới đây:
Câu A. Giá trị Ka của một axit phụ thuộc vào nồng độ.
Câu B. Giá trị Ka của một axit phụ thuộc vào ấp suất.
Câu C. Giá trị Ka của một axit phụ thuộc vào nhiệt độ.
Câu D. Giá trị Ka của axit càng nhỏ lực axit càng mạnh.
Hãy phân biệt các chất sau bằng phương pháp hóa học:
a) hexyl bromua, brombenzen, 1-brombut-2-en.
b) 1-clopent-2en, pent-2-en, 1-clopentan
a) Dùng dung dịch Br2: Mất màu dung dịch Br2 là CH2Br-CH=CH-CH3
CH2Br-CH=CH-CH3 + Br2 → CH2Br-CHBr-CHBr-CH3
- Đun hai mẫu còn lại với dung dịch NaOH, chiết lấy phần nằm dưới (ancol nổi lên trên) cho tác dụng với dung dịch AgNO3 thấy có kết tủa vàng nhạt là hexyl bromua. Mẫu còn lại là benzene.
CH3(CH2)5CH2Br + NaOH → CH3(CH2)5CH2OH + NaBr
NaBr + AgNO3→AgBr + NaNO3
b) Tương tự câu a, dùng dung dịch Br2; hai mẫu làm mất màu dung dịch Br2 là 1-clopent-2-en và pent-2-en. Mẫu còn lại là 1-clopentan. Thủy phân 1-clopent-2-en và pent-2-en, rồi dùng dung dịch AgNO3. Mẫu xuất hiện kết tủa trắng là 1-clopent-2-en.
Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam một amino axit có 1 nhóm –COOH được 0,6 mol CO2, 0,5 mol H2O và 0,1 mol N2. Tìm công thức phân tử của amino axit
Ta có X có dạng CxHyO2Nz
2CxHyO2Nz → 2xCO2 + yH2O + zN2
nC = nCO2 = 0,6 mol.
nH = 2 × nH2O = 2 × 0,5 = 1 mol.
nN = 2 × nN2 = 2 × 0,1 = 0,2 mol.
mO = mX - mC - mH - mN = 17,4 - 0,6 × 12 - 1 × 1 - 0,2 × 14 = 6,4 gam.
nO = = 0,4 mol.
Ta có x: y: 2: z = nC: nH: nO: nN = 0,6: 1: 0,4: 0,2 = 3: 5: 2: 1
Vậy X là C3H5O2N
Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z = 20; 21; 24; 29; 30. Cấu hình electron của chúng có đặc điểm gì? Tại sao Cu ở nhóm IB, Zn ở nhóm IIB?
Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố:
Z = 20: ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 ;
Z = 21: ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d1 4s2 ;
Z = 24: ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1 ;
Z = 29: ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1 ;
Z = 30: ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 ;
Nguyên tử của nguyên tố Z = 20 có electron cuối cùng điền vào phân lớp s của lớp ngoài cùng. Đó là nguyên tố s.
Các nguyên tử của nguyên tố còn lại có electron cuối cùng điền vào phân lớp d sát lớp ngoài cùng. Đó là những nguyên tố d.
Ở nguyên tử của nguyên tố Z = 24 và Z = 29 có sự chuyển 1 electron từ phân lớp 4s của lớp ngoài cùng để đạt cấu hình bán bão hòa (phân lớp 3d có 5e) và bão hòa (phân lớp 3d có đủ 10e).
Những nguyên tố d có phân lớp d đã bão hòa thì số thứ tự nhóm của chúng bằng số electron lớp ngoài cùng. Vì vậy, nguyên tử của nguyên tố Cu (Z = 29) có phân lớp 3d đủ 10 electron và lớp ngoài cùng có 1 electron nên ở nhóm IB và nguyên tử của nguyên tố Zn (Z = 30) có phân lớp 3d đủ 10 electron và lớp ngoài cùng có 2 electron nên ở nhóm IIB.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.