Cho các hạt nhân nguyên tử sau đây, cùng với số khối và điện tích hạt nhân : A(11 ; 5) ; B(23 ; 11); C(20 ; 10); D(21 ; 10); E(10 ; 5) ; G(22 ; 10) + Ở đây có bao nhiêu nguyên tố hoá học ? + Mỗi nguyên tố có bao nhiêu đồng vị ? + Mỗi đồng vị có bao nhiêu electron ? Bao nhiêu nơtron ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các hạt nhân nguyên tử sau đây, cùng với số khối và điện tích hạt nhân :
A(11 ; 5) ; B(23 ; 11); C(20 ; 10);
D(21 ; 10); E(10 ; 5) ; G(22 ; 10)
+ Ở đây có bao nhiêu nguyên tố hoá học ?
+ Mỗi nguyên tố có bao nhiêu đồng vị ?
+ Mỗi đồng vị có bao nhiêu electron ? Bao nhiêu nơtron ?



Đáp án:

+ Ở đây có 3 nguyên tố hoá học ở các ô số 5, 10, 11.
Nguyên tố ở ô số 10 là neon (Z = 10). Neon có 3 đồng vị là :

Tất cả 3 đồng vị của nguyên tố neon đều có cùng số electron là 10 (bằng số proton) nhưng số nơtron lần lượt là 10, 11, 12.


Đó là 2 đồng vị của nguyên tố bo (Z = 5)
Cả 2 đồng vị của nguyên tố bo đều có 5 electron nhưng số nơtron lần lượt là 5 và 6.

Đó là đồng vị của nguyên tố natri (Z = 11). Đồng vị này có 11 electron và 12 nơtron.




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Xét một số nhóm thế trên vòng benzen: -CH3; -NH3Cl; -OCH3; -NO2; -COOH; -Cl và -SO3H. Hãy cho biết trong số này có bao nhiêu nhóm định thế vòng benzen ở vị trí meta?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xét một số nhóm thế trên vòng benzen: -CH3; -NH3Cl; -OCH3; -NO2; -COOH; -Cl và -SO3H. Hãy cho biết trong số này có bao nhiêu nhóm định thế vòng benzen ở vị trí meta?


Đáp án:

Thế vòng benzen ở vị trí meta ⇒ nhóm thế là nhóm hút e: -OCH3; -NO2; -COOH; -Cl

Xem đáp án và giải thích
Để một ít P đỏ vào đĩa nổi trên mặt nước, rồi đốt cháy, úp bình không cháy lên đĩa. Sau đó đậy nắp bình (thiết kế như hình vẽ).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để một ít P đỏ vào đĩa nổi trên mặt nước, rồi đốt cháy, úp bình không cháy lên đĩa. Sau đó đậy nắp bình (thiết kế như hình vẽ).

  a) Em hãy nêu hiện tượng quan sát được và giải thích, viêt phương trình phản ứng.

   b) Cho giấy quỳ tím vào nước trong bình, giấy quỳ có đôi màu không?


Đáp án:

  a) – Hiện tượng quan sát được là khi P đỏ cháy, đĩa thủy tinh dâng lên từ từ do mực nước trong bình dâng lên.

   - Giải thích:vì thể tích khí trong chai giảm, áp suất bên trong bình nhỏ hơn áp suất bên ngoài không khí nên đẩy nước dâng lên cao hơn trước.

   - Phương trình phản ứng: 4P + 5O2 → 2P2O5

   b) Quỳ tím sẽ hóa đỏ vì khi P đỏ cháy cho khói trắng P2O5 hòa vào nước tạo thành dung dịch axit:

   P2O5 + 3 H2O → 2H3PO4

 

Xem đáp án và giải thích
Oxit của nguyên tố R có hóa trị III chứa 70% về khối lượng nguyên tố R. Xác định R và cho biết oxit trên thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Oxit của nguyên tố R có hóa trị III chứa 70% về khối lượng nguyên tố R. Xác định R và cho biết oxit trên thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ.


Đáp án:

Oxit của R có hóa trị III là R2O3

Nguyên tố R chiếm 70% về khối lượng

=> %mR = (2MR/(2MR + 3.16)).100% = 70%

=> 2.MR = 0,7.(2.MR + 3.16) => MR = 56 (g/mol)

=> R là nguyên tố Fe.

Oxit Fe2O3 là oxit bazơ.

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình hóa học biểu diễn những biến hóa sau: a)Ca → CaO → Ca(OH)2 b)Ca → Ca(OH)2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình hóa học biểu diễn những biến hóa sau:

   a) Ca → CaO → Ca(OH)2

   b) Ca → Ca(OH)2


Đáp án:

   a, 2Ca + O2 → 2CaO

   CaO + H2O → Ca(OH)2

   b, Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

Xem đáp án và giải thích
Một nguyên tử của nguyên tố X có 75 electron và 110 nơtron. Hỏi kí hiệu nguyên tử nào sau đây là của nguyên tố X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một nguyên tử của nguyên tố X có 75 electron và 110 nơtron. Hỏi kí hiệu nguyên tử nào sau đây là của nguyên tố X?


Đáp án:

Theo đề bài, trong (X) có 75 electron và 110 nơtron.

=> Z = 75 và A = 75 + 110 = 185.

=> 18575X

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…