Cho bột sắt vào dung dịch HCl sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4. Quan sát thấy hiện tượng nào sau đây?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho bột sắt vào dung dịch HCl sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4. Quan sát thấy hiện tượng nào sau đây?


Đáp án:
  • Câu A. Bọt khí bay lên ít và chậm dần.

  • Câu B. Bọt khí bay lên nhanh và nhiều dần lên. Đáp án đúng

  • Câu C. Không có bọt khí bay lên.

  • Câu D. Bọt khí bay lên nhanh và nhiều dần lên.

Giải thích:

Khi cho Cu vào thì xuất hiện ăn mòn điện hóa

(2 điện cực khác bản chất là Fe và Cu)

⇒ e chuyển về phía cực (+) là Cu

⇒ Lượng H+ sẽ chuyển sang bên Cu để thực hiện quá trình 2H+ → H2

⇒ có nhiều H2 được tạo ra hơn

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dung dịch Fe(NO3)2 lần lượt tác dụng với các dung dịch Na2S, H2SO4 loãng, H2S, H2SO4 đặc, NH3, AgNO3, Na2CO3, Br2. Số trường hợp xảy ra phản ứng là:

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 7

  • Câu C. 8

  • Câu D. 6

Xem đáp án và giải thích
Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy trả lời các câu hỏi sau: a) Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất? b) Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn? c) Các nguyên tố phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn? d) Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình? Nhóm nào gồm hầu hết những phi kim điển hình? e) Các nguyên tố khí hiếm nằm ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất?

b) Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?

c) Các nguyên tố phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?

d) Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình? Nhóm nào gồm hầu hết những phi kim điển hình?

e) Các nguyên tố khí hiếm nằm ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?


Đáp án:

a) Cs(xesi) là kim loại mạnh nhất. F là phi kim mạnh nhất.

b) Các kim loại được phân bố ở khu vực bên trái trong bảng tuần hoàn.

c) Các phi kim được phân bố ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.

d) IA gồm những kim loại mạnh nhất. Nhóm VIIA gồm những phi kim mạnh nhất.

e) Các khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các TN sau: (1). Sục khí CO2 vào dung dịch natri aluminat. (2). Cho dd NH3 dư vào dung dịch AlCl3. (3). Sục khí H2S vào dung dịch AgNO3. (4). Dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3. (5). Dung dịch NaOH dư vào dd Ba(HCO3)2. Những trường hợp thu được kết tủa sau p/ứ là:

Đáp án:
  • Câu A. (1), (2), (5)

  • Câu B. (2), (3), (4), (5)

  • Câu C. (2), (3), (5)

  • Câu D. (1), (2), (3), (5)

Xem đáp án và giải thích
Tại sao nước Javen tẩy trắng được vải bị ố bẩn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao nước Javen tẩy trắng được vải bị ố bẩn?


Đáp án:

Nước Javen chứa NaClO, NaClO có tính oxi hóa rất mạnh nên phá vỡ các sắc tố màu sắc của các chất. Vì thế, Nước Javen được dùng làm thuốc tẩy trắng trong công nghiệp cũng như trong gia đình.

Nắng làm cho lượng NaClO còn dư bị phân hủy và bay hoàn toàn khỏi quần áo, để quần áo không còn mùi tanh và hắc.

Xem đáp án và giải thích
Cho các chất rắn sau : NaNO3, CaCO3, BaSO4, Zn(NO3)2, Na2CO3. Chỉ dùng thêm tối đa hai hoá chất có thể phân biệt được các chất trên hay không ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các chất rắn sau : NaNO3CaCO3, BaSO4, Zn(NO3)2, Na2CO3. Chỉ dùng thêm tối đa hai hoá chất có thể phân biệt được các chất trên hay không ?



Đáp án:

Có thể dùng H2O và dung dịch HCl để phân biệt các chất

Dùng H2O : NaNO3, Na2CO3, Zn(NO3)2 tan (I) ; CaCO3, BaSO4 không tan (II).

Cho dung dịch HCl vào (I) : nhận ra Na2CO(có khí bay ra).

Lấy Na2CO3 cho vào hai dung dịch còn lại, dung dịch nào tạo kết tủa là dung dịch Zn(NO3)2.

Cho dung dịch HCl vào (II) : BaSO4 không tan, CaCO3 tan và có khí bay ra.

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…