Cho biết tổng số các hạt proton, nơtron, electron tạo nên một nguyên tử một nguyên tố bằng 49, trong đó số hạt không mang điện là 17. a) Tính số p và số e có trong nguyên tử. b) Viết tên, kí hiệu hóa học và nguyên tử khối của nguyên tố. c) Vẽ sơ đồ đơn giản của nguyên tử. d) Số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng có gì giống và khác so với nguyên tử O?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho biết tổng số các hạt proton, nơtron, electron tạo nên một nguyên tử một nguyên tố bằng 49, trong đó số hạt không mang điện là 17.

   a) Tính số p và số e có trong nguyên tử.

   b) Viết tên, kí hiệu hóa học và nguyên tử khối của nguyên tố.

   c) Vẽ sơ đồ đơn giản của nguyên tử.

   d) Số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng có gì giống và khác so với nguyên tử O?


Đáp án:

Trong 1 nguyên tử có số p = số e và nơtron là hạt không mang điện.

Theo đề bài, ta có: n = 17

số p = số e = (49-17)/2 = 16

Vậy số p và số e bằng 16.

b) Nguyên tố này là lưu huỳnh, kí hiệu S, nguyên tử khối là 32 đvC.

c) Sơ đồ đơn giản của nguyên tử S:

d) Nguyên tử lưu huỳnh có 3 lớp electron và 6 eletron lớp ngoài cùng

    + Khác: với nguyên tử O chỉ có 2 lớp electron.

    + Giống: với nguyên tử O là có cùng 6e ở lớp ngoài cùng.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Sự điện li, chất điện li là gì? Những loại chất nào là chất điện li? Lấy một số thí dụ về chất điện li và chất không điện li.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sự điện li, chất điện li là gì? Những loại chất nào là chất điện li? Lấy một số thí dụ về chất điện li và chất không điện li.


Đáp án:

- Quá trình phân li các chất trong nước ra ion là sự điện li.

- Những chất khi tan trong nước phân li ra ion được gọi là những chất điện li.

- Ví dụ:

     + Chất điện li: HCl, NaOH, HBr…

     + Chất không điện li: rượu etylic, đường, glixerol..

Xem đáp án và giải thích
Xà phòng là gì? Tại sao xà phòng có tác dụng giặt rửa ? Tại sao không nên dùng xà phòng để giặt rửa trong nước cứng ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xà phòng là gì? Tại sao xà phòng có tác dụng giặt rửa ? Tại sao không nên dùng xà phòng để giặt rửa trong nước cứng ?


Đáp án:

- Xà phòng là hỗn hợp muối natri (hoặc muối kali) của axit béo, có thêm một số chất phụ gia.

-Muối natri (hay muối kali) trong xà phòng có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của các chất bẩn bám trên vải, da, ... do đó vết bẩn được phân tán thành nhiều phần tử nhỏ hơn và được phân tán vào nước.

-Không nên dùng xà phòng để giặt rửa trong nước cứng vì sẽ tạo ra các muối khó tan của các axit béo với các ion Ca2+ và Mg2+ làm hạn chế khả năng giặt rửa.




Xem đáp án và giải thích
Hai chất hữu cơ X và Y, thành phần nguyên tố đều gồm C, H, O, có cùng số nguyên tử cacbon (MX < MY). Khi đốt cháy hoàn mỗi chất trong oxi dư đều thu được số mol H2O bằng số mol CO2. Cho 0,1 mol hỗn hợp gồm X và Y phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 28,08 gam Ag. Thành phần phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hai chất hữu cơ X và Y, thành phần nguyên tố đều gồm C, H, O, có cùng số nguyên tử cacbon (MX < MY). Khi đốt cháy hoàn mỗi chất trong oxi dư đều thu được số mol H2O bằng số mol CO2. Cho 0,1 mol hỗn hợp gồm X và Y phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 28,08 gam Ag. Thành phần phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là %?


Đáp án:

nAg = 0,26

2nX < nAg < 4nX ⇒ Trong X có HCHO. Mà X và Y có cùng số nguyên tử C, đốt cháy X và Y đều cho nCO2 = nH2O ⇒ Y là HCOOH

Gọi nHCHO = x mol; nHCOOH = y mol

⇒ x + y = 0,1 mol;

4x + 2y = 0,26

⇒ x = 0,03; y = 0,07

%mX = [0,03.30]/[0,03.30 + 0,07.46] = 21,8%

Xem đáp án và giải thích
Bài toán đốt cháy hỗn hợp glucozơ và saccacrozơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đốt cháy 24,48 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccacrozơ cần dùng 0,84 mol O2. Mặt khác đun nóng 24,48 gam X trong môi trường axit, thu được hỗn hợp Y gồm các hợp chất hữu cơ. Cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng, thu được m gam Ag Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là


Đáp án:
  • Câu A. 43,20 gam

  • Câu B. 25,92 gam

  • Câu C. 34,56 gam

  • Câu D. 30,24 gam

Xem đáp án và giải thích
Bài toán peptit phản ứng với dung dịch kiềm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đun nóng x gam hỗn hợp A gồm 2a mol tetrapeptit mạch hở X và a mol tripeptit mạch hở Y với 550 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 45,5 gam muối khan của các amino axit đều có 1-COOH và 1-NH2 trong phân tử. Mặt khác thuỷ phân hoàn toàn x gam hỗn hợp A trên bằng dung dịch HCl dư thu được m gam muối. Giá trị của m là? (cho C=12; H=1; O=16, N=14 , Na=23)


Đáp án:
  • Câu A. 56,125

  • Câu B. 56,175

  • Câu C. 46,275

  • Câu D. 53,475

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…