Cho 7,5 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al tác dụng với 3,36 lít hỗn hợp Y gồm O2 và Cl2, thu được 16,2 gam hỗn hợp rắn Z. Cho Z vào dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít khí H2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở đktc. Phần trăm khối lượng của Mg có trong X là
Giải
Ta có: nY = 3,36 : 22,4 = 0,15 mol; nH2 = 0,15 mol
Ta có : O2 (x mol), Cl2 (y mol)
→ x + y = 0,15 (1)
32x + 71y = mZ – mX = 16,2 – 7,5 = 8,7
→ x = 0,05 và y = 0,1
Ta lại có : Mg (a mol), Al (b mol)
→ 24a + 27b = 7,5
BT e ta có : 2a + 3b = 4.0,05 + 2.0,1 + 2nH2 = 0,4 + 2.0,15 = 0,7
→ a = 0,2 và b = 0,1
→ %mMg = (0,2.24.100) : 7,5 = 64,0%
Có những muối sau :
A. CuSO4 ; B. NaCl; C. MgCO3 ; D. ZnSO4 ; E. KNO3.
Hãy cho biết muối nào :
a) Không nên điều chế bằng phản ứng của kim loại với axit vì gây nổ, không an toàn.
b) Có thể điều chế bằng phản ứng của kim loại với dung dịch axit sunfuric loãng.
c) Có thể điều chế bằng phản ứng của dung dịch muối cacbonat với dung dịch axit clohiđric.
d) Có thể điều chế bằng phản ứng trung hoà giữa hai dung dịch.
e) Có thể điều chế bằng phản ứng của muối cacbonat không tan với dung dịch axit sunfuric.
a) B. NaCl ; E. KNO3
b) D. ZnSO4 ;
c) B. NaCl;
d) B. NaCl; E. KNO3
e) A. CuSO4 ; D. ZnSO4.
Vì sao khi nối một sợi dây điện bằng đồng với một sợi dây điện bằng nhôm thì chỗ nối mau trở nên kém tiếp xúc
Khi đồng và nhôm tiếp xúc trực tiếp nhau 1 thời gian thì tại điểm tiếp xúc ấy xảy ra hiện tượng "ăn mòn điện hoá". Hiện tượng này làm phát sinh một chất có điện trở lớn, làm giảm dòng điện đi qua dây.
Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các ung dịch đựng trong các lọ mất nhãn như sau: NaF, NaCl, NaBr, và NaI.
Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử:
Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào các mẫu thử trên.Mẫu thử nào trong suốt là NaF. Vì AgF tan tốt.
- Mẫu thử tạo kết tủa trắng là NaCl
AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3
- Mẫu thử tạo kết tủa vàng nhạt là NaBr
AgNO3 + NaBr → AgBr↓ + NaNO3
- Mẫu thử tọa kết tủa vàng đậm là NaI
AgNO3 + NaI → AgI↓ + NaNO3
Cho bốn chất sau: Al, AlCl3, Al(OH)3, Al2O3. Hãy sắp xếp bốn chất này thành hai dãy chuyển hóa (mỗi dãy đều gòm 4 chất) và viết các phương trình hóa học tương ứng để thực hiện dãy chuyển hóa đó.
Các dãy chuyển hóa có thể có:
Dãy biến hóa 1: Al → AlCl3 → Al(OH)3 → Al2O3
PTHH: 2Al + 6HCl --> 2AlCl3 + 3H2
AlCl3 + 3NaOH đủ --> Al(OH)3 + 3NaCl
Al(OH)3 --t0--> Al2O3 + H2O
Dãy biến hóa 2: AlCl3 → Al(OH)3 → Al2O3 → Al
PTHH: AlCl3 + 3NaOH đủ --> Al(OH)3 + 3NaCl
Al(OH)3 --t0--> Al2O3 + H2O
Al2O3 --đpnc--> Al + O2
Cho 100ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 200ml dung dịch NaOH. Kết tủa tạo thành được làm khô và nung đến khối lượng không đổi cân nặng 2,55g. Tính nồng độ dung dịch NaOH ban đầu.
Số mol AlCl3 là nAlCl3 = 0,1.1 = 0,1 (mol)
Số mol Al2O3 là nAl2O3 = 2,55/102 = 0,025 (mol)
Theo pt (3) ta thấy số mol Al(OH)3 còn lại là 0,05 mol
Như vậy đã có: 0,1 - 0,05 = 0,05 mol Al(OH)3 đã bị hòa tan.
Từ (1) và (2) số mol NaOH = 3.0,1 + 0,05 = 0,35 (mol)
Nồng độ mol/l CM(NaOH) = 0,35/0,2 = 1,75M
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.