Cho 3,75 gam amino axit X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 4,85 gam muối. Công thức của X là
Ta có: nNaOH = (4,85 - 3,75) : 22 = 0,05 mol
=> X: R(COOH)n (0,05/n) mol
MX = R + 45n = 3,75n/0,05
=> R = 30n
=> n = 1 và R = 30
=> H2N-CH2-COOH
Cho 7,68 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thấy có khí NO thoát ra. Khối lượng muối nitrat sinh ra trong dung dịch là bao nhiêu?
nCu = 0,12 mol.
nCu(NO3)2 = nCu = 0,12 mol.
mCu(NO3)2 = 0,12 x 188 = 22,56.
Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau : điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron. Hãy suy ra vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất hoá học cơ bản của nó.
Điện tích hạt nhân là 11+ nên số thứ tự của nguyên tố là 11 ( ô số 11)
Có 3 lớp e ⇒ thuộc chu kì 3,
Có 1 e lớp ngoài cùng ⇒ thuộc nhóm I trong bảng tuần hoàn
Tên nguyên tố là: Natri.
Kí hiệu hóa học: Na.
Nguyên tử khối: 23.
Từ thời Thượng cổ con người đã biết sơ chế các hợp chất hữu cơ. Hãy cho biết các cách làm sau đây thức chất thuộc vào phương pháp tách biệt và tinh chế nào?
a) Giả lá làm chàm cho vào nước, lọc lấy dung dịch màu để nhuộm sơi, vải.
b) Nấu rượu uống.
c) Ngâm rượu thuốc, rượu rắn.
d) Làm đường cát, đường phèn từ nước mía.
a) Phương pháp chiết
b) Phương pháp chưng cất
c) Phương pháp chiết
d) Phương pháp kết tinh
Dẫn 0,09 mol hỗn hợp gồm hơi nước và khí CO2 qua cacbon nung đỏ, thu được 0,15 mol hỗn hợp khí Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y đi qua ống đựng CuO (dư, nung nóng) thu được chất rắn Z gồm 2 chất. Cho Z vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
Ta có n Cphản ứng = n hỗn hợp - nhỗn hợp khí Y = 0,15 - 0,09 = 0,06 mol
Bảo toàn electron: 4nC = 2nCu
=> nCu = 0,12 mol => mCu = 7,68 gam
Dung dịch chưa bão hòa là gì?
Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.