Cho 32 gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3 và CuO tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch H2SO4 2M. Khối lượng muối thu được bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 32 gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3 và CuO tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch H2SO4 2M. Khối lượng muối thu được bao nhiêu?


Đáp án:

Gọi x, y, z lần lượt là số mol của MgO, Fe2O3 và CuO

MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

Số mol H2SO4 = 0,3.2 = 0,6(mol) = (x + 3y + z)

Khối lượng các oxit:

32 = x(24 + 16) + y(56.2 + 16.3) + x(64 + 16)

32 = (24x + 56.2y + 24z) + 16(x + 3y + z)

→ (24x + 56.2y + 24z) = 22,4

Khối lượng muối thu được là :

m = x(24 + 96) + y(56.2 + 96.3) + x(64 + 96)

m = (24x + 2.56y + 64z) + 96(x + 3y + z)

m = 22,4 + 96.0,6 = 80 (gam)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy giải thích tạo sao khi để ngọn nến đến gần là cồn đã bắt cháy.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích tạo sao khi để ngọn nến đến gần là cồn đã bắt cháy.


Đáp án:

Vì cồn là chất dễ bay hơi, các phân tử cồn trong hơi cồn được ngọn lửa nung nóng nên bắt cháy.

Xem đáp án và giải thích
Bài toán liên quan tới phản ứng thủy phân cacbohiđrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thủy phân 34,2 gam mantozo trong môi trường axit (hiệu suất 80%) sau đó trung hòa axit dư thì thu được dung dịch X. Lấy X đem tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 /NH3 thu được bao nhiêu gam bạc:


Đáp án:
  • Câu A. 21,16 gam

  • Câu B. 17,28 gam

  • Câu C. 38,88 gam

  • Câu D. 34,56 gam

Xem đáp án và giải thích
Chọn phát biểu sai
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu không đúng là

Đáp án:
  • Câu A. CO2 là thủ phạm chính của hiện tượng biến đổi khí hậu

  • Câu B. CF2Cl2 là thủ phạm chính gây thủng tầng ozon.

  • Câu C. SO2 là thủ phạm chính của hiện tượng mưa axit.

  • Câu D. Nhiên liệu hóa thạch các nước đang sử dụng như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên… là nhiên liệu sạch.

Xem đáp án và giải thích
Biết phản ứng oxi hóa – khử xảy ra trong một pin điện hóa là : Fe + Ni2+ → Ni + Fe2+ a. Hãy xác định các điện cực dương và âm của pin điện hóa b. Viết các phản ứng oxi hóa và phản ứng khử xảy ra trên mỗi điện cực c. Tính suất điện động chuẩn của pin điện hóa
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Biết phản ứng oxi hóa – khử xảy ra trong một pin điện hóa là :

Fe + Ni2+ → Ni + Fe2+

a. Hãy xác định các điện cực dương và âm của pin điện hóa

b. Viết các phản ứng oxi hóa và phản ứng khử xảy ra trên mỗi điện cực

c. Tính suất điện động chuẩn của pin điện hóa


Đáp án:

Fe + Ni2+ → Fe2+ + Ni

a. Cực âm (anot) nơi xảy ra sự oxi hóa ⇒ Fe là cực âm

Cực dương (catot) nơi xảy ra sự khử ⇒ Ni là cực dương

b. Fe → Fe2+ + 2e : Cực (-) ; Ni2+ + 2e → Ni : Cực (+)

c. Eopin= EoNi2+/Ni - EoFe2+/Fe = -0,23 – (-0,44) = 0,21 V

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hết 1,84 gam hỗn hợp Cu và Fe trong dung dịch H2SO4 dư, dặc, nóng, thu được 0,035 mol SO2. Tính số mol Fe và Cu trong hỗn hợp ban đầu lần lượt?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hết 1,84 gam hỗn hợp Cu và Fe trong dung dịch H2SO4 dư, dặc, nóng, thu được 0,035 mol SO2. Tính số mol Fe và Cu trong hỗn hợp ban đầu lần lượt?


Đáp án:

Gọi nCu = y, nFe = x mol

x → 3x (mol)

y → 2y (mol)

0,07 ← 0,035 (mol)

Áp dụng định luật bảo toàn e ta có: 3x+2y = 0,07 (1)

Khối lượng hai kim loại = 1,84 g: 56x+64y = 1,84 (2).

Giải 1,2 ta có: x = 0,01, y = 0,02 (mol)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…