Cho 3,1 g hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm ở hai chu kì kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với nước thu được 1,12 lít H2 ở đktc và dung dịch kiềm. a) Xác định tên 2 KL đó và tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại b) Tính thể tích dd HCl 2M cần dùng để trung hòa dd kiềm và khối lượng muối clorua thu được.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 3,1 g hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm ở hai chu kì kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với nước thu được 1,12 lít H2 ở đktc và dung dịch kiềm.

a) Xác định tên 2 KL đó và tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại

b) Tính thể tích dd HCl 2M cần dùng để trung hòa dd kiềm và khối lượng muối clorua thu được.


Đáp án:

a. Gọi công thức chung cho hai kim loại kiềm là M

Số mol H2: nH2 = 0,05(mol)

PTHH:

Theo pt: nM = 2. nH2 = 2. 0,05 = 0,1(mol)

⇒ M =3,1/0,1 = 31 → Na, K

Gọi x, y lần lượt là số mol của Na và K trong hỗn hợp

Theo bài ra ta có hệ phương trình:

b.

Theo pt: nHCl = nMOH = 0,1 (mol)

VHCl = n/CM = 0,1/2 = 0,05 l = 50 ml

m(MCl) = 0,1.(31 + 35,5) = 6,65(g)

 

 

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Chọn nhận định đúng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu và nhận định sau: (1). Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là H2S và NO. (2). Khí CH4; CO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính (3). Chất gây nghiện chủ yếu trong thuốc lá là nicotin. (4). Ozon trong khí quyển là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí Số phát biểu đúng là:

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 4

  • Câu C. 3

  • Câu D. 1

Xem đáp án và giải thích
Cho glucozơ lên men rượu với hiệu suất 70%, hấp thụ toàn bộ sản phẩm khí thoát ra vào 2 lít dung dịch NaOH 0,5M (D = 1,05 g/ml) thu được dung dịch chứa hai muối với tổng nồng độ là 3,21%. Tính khối lượng glucozơ đã dùng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho glucozơ lên men rượu với hiệu suất 70%, hấp thụ toàn bộ sản phẩm khí thoát ra vào 2 lít dung dịch NaOH 0,5M (D = 1,05 g/ml) thu được dung dịch chứa hai muối với tổng nồng độ là 3,21%. Tính khối lượng glucozơ đã dùng?


Đáp án:

C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2 (1)

CO2 + NaOH → NaHCO3 (2)

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (3)

Đặt nNaHCO3 = a (mol); nNa2CO3 = b (mol).

Theo phản ứng (2)(3) thì tổng số mol NaOH = a + 2b =1 (mol) (*)

mmuối = 84a + 106b (gam).

mddNaOH ban đầu = 2.103 . 1,05 = 2100 (g)

Theo phản ứng (2)(3), nCO2 = a + b ⇒ mCO2 = 44(a + b) (gam).

mdd thu được = 2100 + 44(a + b) (gam).

C% muối = (84a + 106b): [2100 + 44(a + b)] = 3,21%

⇒ 82,5876a + 104,5876b = 67,41 (**)

Từ (*)(**) ⇒ a = 0,5 và b = 0,25.

nCO2 = a + b = 0,5 + 0,25 = 0,75 (mol).

nglucôzơ = 1/2. nCO2 = 0,75: 2 = 0,375 (mol).

H = 70% ⇒ mglucôzơ đã dùng = 0,375.180 :70% = 96,43 (gam).

Xem đáp án và giải thích
Vì sao khi luộc rau muống nên cho vào trư­ớc một ít muối ăn (NaCl)?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao khi luộc rau muống nên cho vào trư­ớc một ít muối ăn (NaCl)?


Đáp án:

Do nhiệt độ sôi của nư­ớc ở áp suất 1at là 100oC, nếu ta thêm NaCl thì lúc đó làm cho nhiệt độ của nư­ớc muối khi sôi (dung dịch NaCl loãng) là > 100oC. Do nhiệt độ sôi của nước muối cao hơn của n­ước nên rau chín nhanh hơn, thời gian luộc rau không lâu nên rau ít mất vitamin. Vì vậy khi đó rau muống sẽ mềm hơn và xanh hơn.

Xem đáp án và giải thích
Ứng dụng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Ta tiến hành các thí nghiệm sau: (1) MnO2 tác dụng với dung dịch HCl. (2) Nhiệt phân KClO3. Nung hỗn hợp: (3) CH3COONa + NaOH/CaO. (4) Nhiệt phân NaNO3. Các thí nghiệm tạo ra sản phẩm khí gây ô nhiễm môi rường là:

Đáp án:
  • Câu A. (1) và (3)

  • Câu B. (1) và (2)

  • Câu C. (2) và (3)

  • Câu D. (2) và (4)

Xem đáp án và giải thích
a) Hãy cho biết khối lượng (tính theo đơn vị khối lượng nguyên tử) và điện tích của nơtron (tính theo điện tích đơn vị). b) Khi cho hạt nhân 42He bắn phá vào hạt nhân beri 94Be, người ta thu được một nơtron và một hạt nhân Y. Hỏi số khối A và số đơn vị điện tích hạt nhân Z của hạt nhân Y và hãy cho biết Y là nguyên tố gì ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Hãy cho biết khối lượng (tính theo đơn vị khối lượng nguyên tử) và điện tích của nơtron (tính theo điện tích đơn vị).
b) Khi cho hạt nhân  bắn phá vào hạt nhân beri , người ta thu được một nơtron và một hạt nhân Y.
Hỏi số khối A và số đơn vị điện tích hạt nhân Z của hạt nhân Y và hãy cho biết Y là nguyên tố gì ?



Đáp án:

a) Nơtron có khối lượng ≈ lu, không mang điện tích (nơtron được kí hiệu là ).

b) Phản ứng này có thể viết : 
A = (4 + 9) - 1 = 12 ; Z = (2+4) – 0 =6
Với z = 6 nên nguyên tố đó là cacbon.

Phương trình trên sẽ là :  
(Chính từ phản ứng này, Chat-uých đã phát hiện ra nơtron, một cấu tử của hạt nhân).




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…